Có bao giờ bạn tự hỏi ở trong môi trường cô lập và không trọng lượng như ISS (trạm không gian quốc tế), các phi hành gia ăn uống như nào? Để có thể tồn tại được, họ vẫn cần nạp đủ dinh dưỡng nhưng theo cách mà thích hợp nhất với môi trường họ đang sống. Trên thực tế, có nhiều món bị cấm hoàn toàn không được sử dụng trên đó để đảm bảo an toàn.
Đồ ăn uống trước khi được gửi lên trạm ISS trước hết phải qua khâu kiểm tra rất khắt khe, nhằm đảm bảo không xảy ra ngộ độc hay các vấn đề sức khỏe liên quan tới đồ ăn. Từ khâu sản xuất cho tới vận chuyển, nó mất khá nhiều thời gian để thực phẩm có thể vượt qua kiểm định chất lượng và đưa nó lên tên lửa. Một khi đã lên ISS, nó có thể được trữ trong tủ hàng năm trước khi được phi hành gia tiêu thụ.
Không thể có tên lửa gửi đồ ăn lên trạm mỗi tuần nên nhóm chuẩn bị phải đóng gói thực phẩm và gửi đi trước khi phi hành gia lên đó công tác. Họ phải làm việc để cải thiện các quy trình sản xuất, đóng gói giúp thực phẩm có thể lưu trữ trong thời gian dài nhất có thể. Tuy vậy, không phải tất cả thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày đều có thể được mang lên ISS, một vài trong số đó vẫn bị cấm.
Mảnh vụn từ bánh mỳ thường được coi là rác hơn là một vấn đề an toàn, nhưng trên ISS thì khác. Những mảnh vụn từ đồ ăn được gọi là FOD (bụi ngoại lai), NASA nói những miếng vụn này có thể ảnh hưởng tới thiết bị trên trạm, bị phi hành gia hít vào cơ thể, hoặc trôi nổi lơ lửng bay vào mắt phi hành gia. Thay vì ăn bánh mỳ hoặc bánh quy, họ phải ăn loại bánh mỳ dẹt và dẻo có tên tortilla. Kem cũng có thể tạo ra các mảnh vụn nhỏ, những bông tuyết có thể bay khắp trong phòng, NASA cũng nghiên cứu để tạo ra loại kem khác cho phi hành gia.
Gia vị là thứ không được sử dụng trên ISS. Hãy tưởng tượng khi muối hay hạt tiêu bị rơi, nó sẽ bay lơ lửng khắp phòng và gây ra các vấn đề an toàn tương tự mảnh vụn đồ ăn. Thay vì dùng hương liệu bột thì NASA dùng dạng lỏng. Muối và hạt tiêu không còn là dạng bột nữa, nó là dạng lỏng, giống như nước sốt để tưới lên đồ ăn.
Do đặc thù môi trường không trọng lượng mà đồ uống có gas cũng bị cấm tiêu thụ trên ISS. Trong những loại đồ uống này có carbon dioxide và sau khi uống, chúng ta thải carbon dioxide ra khỏi cơ thể thông qua ợ hơi. Tuy nhiên NASA nói không trọng lực sẽ khiến cơ thể không thể đẩy khí ra ngoài, nó sẽ bị giữ lại bên trong bụng và gây khó chịu, tác động đến sức khỏe. Môi trường chân không này khiến cho khí gas và nước không thể tách ra khỏi nhau.
Cuối cùng là đồ uống có cồn, không chỉ khiến các phi hành gia mất tập trung và say xỉn, nó còn ảnh hưởng tới hệ thống hỗ trợ sống và kiểm soát môi trường (ECLISS). Một trong những nhiệm vụ của ECLISS là cung cấp không khí và nước sạch bằng cách tái chế nước tiểu, nước ngưng tụ và các rác thải khác. Thành phần chính trong đồ uống có cồn là ethanol, nó rất dễ bay hơi trong môi trường không trọng lực. Khi các phi hành gia uống đồ có cồn và thở ra, nó sẽ khiến không khí không còn tinh khiết nữa, hệ thống ECLISS sẽ không thể tái tạo nước và không khí sạch.
Nguồn: Popsci
Đồ ăn uống trước khi được gửi lên trạm ISS trước hết phải qua khâu kiểm tra rất khắt khe, nhằm đảm bảo không xảy ra ngộ độc hay các vấn đề sức khỏe liên quan tới đồ ăn. Từ khâu sản xuất cho tới vận chuyển, nó mất khá nhiều thời gian để thực phẩm có thể vượt qua kiểm định chất lượng và đưa nó lên tên lửa. Một khi đã lên ISS, nó có thể được trữ trong tủ hàng năm trước khi được phi hành gia tiêu thụ.
Không thể có tên lửa gửi đồ ăn lên trạm mỗi tuần nên nhóm chuẩn bị phải đóng gói thực phẩm và gửi đi trước khi phi hành gia lên đó công tác. Họ phải làm việc để cải thiện các quy trình sản xuất, đóng gói giúp thực phẩm có thể lưu trữ trong thời gian dài nhất có thể. Tuy vậy, không phải tất cả thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày đều có thể được mang lên ISS, một vài trong số đó vẫn bị cấm.
Mảnh vụn từ bánh mỳ thường được coi là rác hơn là một vấn đề an toàn, nhưng trên ISS thì khác. Những mảnh vụn từ đồ ăn được gọi là FOD (bụi ngoại lai), NASA nói những miếng vụn này có thể ảnh hưởng tới thiết bị trên trạm, bị phi hành gia hít vào cơ thể, hoặc trôi nổi lơ lửng bay vào mắt phi hành gia. Thay vì ăn bánh mỳ hoặc bánh quy, họ phải ăn loại bánh mỳ dẹt và dẻo có tên tortilla. Kem cũng có thể tạo ra các mảnh vụn nhỏ, những bông tuyết có thể bay khắp trong phòng, NASA cũng nghiên cứu để tạo ra loại kem khác cho phi hành gia.
Gia vị là thứ không được sử dụng trên ISS. Hãy tưởng tượng khi muối hay hạt tiêu bị rơi, nó sẽ bay lơ lửng khắp phòng và gây ra các vấn đề an toàn tương tự mảnh vụn đồ ăn. Thay vì dùng hương liệu bột thì NASA dùng dạng lỏng. Muối và hạt tiêu không còn là dạng bột nữa, nó là dạng lỏng, giống như nước sốt để tưới lên đồ ăn.
Do đặc thù môi trường không trọng lượng mà đồ uống có gas cũng bị cấm tiêu thụ trên ISS. Trong những loại đồ uống này có carbon dioxide và sau khi uống, chúng ta thải carbon dioxide ra khỏi cơ thể thông qua ợ hơi. Tuy nhiên NASA nói không trọng lực sẽ khiến cơ thể không thể đẩy khí ra ngoài, nó sẽ bị giữ lại bên trong bụng và gây khó chịu, tác động đến sức khỏe. Môi trường chân không này khiến cho khí gas và nước không thể tách ra khỏi nhau.
Cuối cùng là đồ uống có cồn, không chỉ khiến các phi hành gia mất tập trung và say xỉn, nó còn ảnh hưởng tới hệ thống hỗ trợ sống và kiểm soát môi trường (ECLISS). Một trong những nhiệm vụ của ECLISS là cung cấp không khí và nước sạch bằng cách tái chế nước tiểu, nước ngưng tụ và các rác thải khác. Thành phần chính trong đồ uống có cồn là ethanol, nó rất dễ bay hơi trong môi trường không trọng lực. Khi các phi hành gia uống đồ có cồn và thở ra, nó sẽ khiến không khí không còn tinh khiết nữa, hệ thống ECLISS sẽ không thể tái tạo nước và không khí sạch.
Nguồn: Popsci