Câu hỏi “Mac có dùng chơi điện tử được không?" giờ đã có câu trả lời cụ thể từ Apple, mình thử rồi mình biết. Khi Apple ra mắt Mac Studio, trong bài test chơi game với chiếc máy tính để bàn trang bị chip M1 Max của Apple, mình có nói vui rằng người làm sáng tạo thì cũng là người, cũng có phút muốn giải trí sau cả ngày trời căng não nghĩ và tạo ra những thứ mới.
Vậy là kết hợp sức mạnh xử lý của GPU bên trong kiến trúc Apple Silicon cùng bộ mã dịch code Rosetta, không ít game hay được port sang macOS, chạy ở độ phân giải cũng như tốc độ khung hình ở mức hoàn toàn chấp nhận được. Điều này thậm chí đạt được ngay cả khi chiếc Mac Studio được trang bị con chip xử lý vốn đã ra mắt trên MacBook Pro bán ra thị trường cỡ nửa năm trước đó.
Đến khi xem WWDC vào rạng sáng nay, Apple lại khiến mình bất ngờ. Đúng ra thì, mình là một người dùng macOS ở mức tối thiểu, thay vào đó là trung thành với hệ sinh thái Windows để review game mới cho anh em xem. Nhưng có vẻ với những gì Apple đang làm, sắp tới mình sẽ khá bận rộn đấy, khi mảng game trên hệ sinh thái thiết bị Apple đang được định hướng rất nghiêm túc và có mục tiêu đàng hoàng,
Xem WWDC lâu, mình đã xác định tinh thần Apple sẽ lại lôi Shadow of the Tomb Raider ra để làm benchmark đo đạc sức mạnh xử lý của phần cứng. Công bằng thì chọn trò này không có gì sai cả, cơ bản SotTR cũng là một game nặng với chất lượng texture đủ sức làm khó những GPU x86 mạnh nhất trên thị trường hiện giờ. Vấn đề là năm nào Apple cũng lấy SotTR ra benchmark rồi, và trò đó cũng ra mắt được gần 4 năm rồi.
Vậy là kết hợp sức mạnh xử lý của GPU bên trong kiến trúc Apple Silicon cùng bộ mã dịch code Rosetta, không ít game hay được port sang macOS, chạy ở độ phân giải cũng như tốc độ khung hình ở mức hoàn toàn chấp nhận được. Điều này thậm chí đạt được ngay cả khi chiếc Mac Studio được trang bị con chip xử lý vốn đã ra mắt trên MacBook Pro bán ra thị trường cỡ nửa năm trước đó.
Đến khi xem WWDC vào rạng sáng nay, Apple lại khiến mình bất ngờ. Đúng ra thì, mình là một người dùng macOS ở mức tối thiểu, thay vào đó là trung thành với hệ sinh thái Windows để review game mới cho anh em xem. Nhưng có vẻ với những gì Apple đang làm, sắp tới mình sẽ khá bận rộn đấy, khi mảng game trên hệ sinh thái thiết bị Apple đang được định hướng rất nghiêm túc và có mục tiêu đàng hoàng,
Xem WWDC lâu, mình đã xác định tinh thần Apple sẽ lại lôi Shadow of the Tomb Raider ra để làm benchmark đo đạc sức mạnh xử lý của phần cứng. Công bằng thì chọn trò này không có gì sai cả, cơ bản SotTR cũng là một game nặng với chất lượng texture đủ sức làm khó những GPU x86 mạnh nhất trên thị trường hiện giờ. Vấn đề là năm nào Apple cũng lấy SotTR ra benchmark rồi, và trò đó cũng ra mắt được gần 4 năm rồi.
Để chứng minh họ nghiêm túc với thị trường giải trí tương tác, Apple cần một cái tên khác mới hơn, để xua tan định kiến "Mac chơi game ngon nhưng toàn game cũ".
Và cái tên họ chọn, cũng là lý do khiến cho mình bất ngờ, là Resident Evil Village:
Một trong những game hay nhất năm 2021 không chỉ xuất hiện trên macOS, mà còn được đích thân nhà phát triển tại Capcom xuất hiện và bàn luận chứng minh được hai điều.
- Thứ nhất, Apple hoàn toàn không bỏ lơ thị trường game như anh em nghĩ. Dù sao thì trên App Store, những cái tên đem về nhiều tiền “chia sẻ doanh thu” nhất cho Apple đều là game.
- Thứ hai, Capcom xuất hiện, chứ không phải một đơn vị chuyên ngành port game từ Windows sang macOS như Feral Interactive, nghĩa là tiềm năng của macOS gaming đang thuyết phục được các hãng game đầu tư sức người sức của để đem trò chơi của họ sang nền tảng hệ điều hành của Apple. Điều này chí ít đúng với Capcom ở thời điểm hiện tại.
Lạc đề, nếu anh em chưa chơi, hoặc chưa có “gan” để thưởng thức Village, anh em có thể đọc lại review của mình: https://tinhte.vn/thread/resident-evil-village-noi-tong-hoa-di-san-cua-ca-series-game-kinh-di-nhat-ban.3325518/
Resident Evil Village: Nơi tổng hòa di sản của cả series game kinh dị Nhật Bản
Resident Evil Village không phải một tác phẩm hoàn hảo ở mọi khía cạnh. Những fan hâm mộ lâu năm của series game kinh dị đến từ Capcom sẽ thấy cốt truyện của phần 8 hơi chắp vá, cố gắng bấu víu để kết nối những nhân vật mới vừa xuất hiện từ phần…
tinhte.vn
Capcom sẽ rất đáng nể phục, nếu họ viết lại toàn bộ tựa game để chạy native trên nền tảng chip kiến trúc ARM Apple Silicon, không cần xài Rosetta. Nhưng đến 90% khả năng, để Resident Evil Village cập bến macOS, Rosetta 2 sẽ được ứng dụng, chuyển đổi bộ mã nguồn từ x86 sang ARM.
Quảng cáo
Đấy không phải vấn đề, game hay chơi mượt là được mà phải không?
Nhưng điều đó lại tạo ra một thử thách khác cho Apple khi đem những game bom tấn tầm cỡ chất lượng AAA lên macOS. Họ luôn khoe khoang kiến trúc đồng nhất giữa iPhone, iPad và Mac, thứ cho phép một ứng dụng có thể chạy native trên nhiều nền tảng thiết bị của Apple. Nhưng xét riêng đến mảng game, ở đúng thời điểm hiện tại, theo thống kê của MacGamerHQ, có chính xác… 15 game được viết native cho Apple Silicon, chạy trên macOS không cần Rosetta, hoặc nếu muốn thì port sang iPhone cũng được, với điều kiện kéo chất lượng đồ họa xuống để thiết bị xử lý tốt tốc độ khung hình.
Trong số vỏn vẹn 15 game hỗ trợ native chip Apple Silicon, vẫn có những tuyệt phẩm: Baldur's Gate 3, World of Warcraft, Disco Elysium, Myst, và mới nhất là Tunic, thứ hứa hẹn là một trong những game indie xuất sắc nhất 2022. Nhưng nếu so với bất kỳ thư viện game PC nào bên Windows, thì số 15 nó giống muối bỏ bể.
Kinh nghiệm của mình cho thấy, trong ít nhất 5 năm tới, Apple sẽ dựa rất nhiều vào Rosetta để mang những bom tấn game PC sang macOS, thay vì cố gắng thuyết phục cộng đồng dev làm ra hoặc port game từ x86 sang ARM để chạy native trên M2, hay sau này là M3 hoặc M4… Lý do là để mọi người tin tưởng khả năng chơi điện tử trên máy tính Mac, trước hết phải có thư viện game đủ đầy, chơi ổn, giải trí tốt, đủ thể loại đã.
Quảng cáo
Khi ấy, Apple kỳ vọng sẽ có hiệu ứng dây chuyền tác động tới thị trường: macOS nhiều game hay, nhiều người mua về thưởng thức, dẫn đến việc các hãng cũng phải cân nhắc nghiêm túc đến việc port game mới sang nền tảng này, thế là macOS lại có thêm nhiều game hay… Vòng lặp ấy, trong điều kiện lý tưởng, sẽ diễn ra liên tục, biến macOS thành một hệ điều hành chơi game hoàn toàn OK.
Ấy là còn chưa tính đến tiềm năng của Apple Arcade, thứ lúc mới ra mắt, mình đặt rất nhiều hy vọng, vì nó là nơi nuôi dưỡng những game indie hay trên mobile, và thậm chí là cả các nhà phát triển game xuất sắc, nhưng bị nhấn chìm bởi cơn bão game free to play. Nhưng bẵng đi ít lâu thì Apple Arcade vẫn chưa đạt được tiềm năng đáng lẽ nó sở hữu.
Và khi anh em trên mạng không còn cơ hội đùa “Mac không chơi được game nữa”, thì Apple lại có một cơ hội lớn để kích thích doanh thu. Thay vì mua một chiếc máy tính Mac để làm việc, kẹp thêm một chiếc PS5 giải trí, thì khoản tiền mua PS5 hoàn toàn có thể dồn cho cấu hình máy Mac phiên bản mạnh hơn, để “làm hết sức chơi hết mình.” Khi ấy hai phe được hưởng lợi rõ ràng là cả Apple lẫn người dùng chúng ta.