Trả lời bởi Afeefa Usman, mẹ của ba đứa trẻ
Gần đây, tôi có trò chuyện với bác sĩ sản khoa của mình, một người phụ nữ nói rất rất nhiều. Cô ấy bảo với tôi rằng, các bác sĩ sẽ chẳng bao giờ nói với gia đình những câu như:
“Chúng tôi chỉ có thể cứu một trong hai thôi. Mọi người phải chọn đi, người mẹ hay đứa trẻ?”.
Trong suốt 20 năm thực chiến, cô chưa từng thấy trường hợp nào như vậy. Cô cho biết, trong hầu hết các trường hợp, nếu các bác sĩ không thể cứu người mẹ, thì đứa bé cũng chết mà thôi. Vì vậy, cứu người mẹ là lựa chọn hiển nhiên. Thứ hai, với y đức của một người thầy thuốc, cô tin rằng cứu sống người mẹ rõ ràng là một lựa chọn đúng đắn. Thứ ba, tại sao chúng ta phải hành hạ cảm xúc của gia đình bệnh nhân (thường là người chồng, cũng là người đáng lẽ sắp được làm cha) qua việc buộc họ phải đưa ra một lựa chọn khủng khiếp như vậy? Bất kể anh ta có chọn thế nào, thì anh ta và gia đình mình cũng phải dằn vặt với hệ quả của lựa chọn ấy suốt đời. Thay vào đó, nếu bác sĩ là người đưa ra quyết định, thì sau một lần đau không tránh khỏi, gia đình sẽ dễ đối mặt với lựa chọn ấy hơn nhiều.
Tôi đã đọc một vài câu trả lời khác và biết được rằng ít nhất cũng đã có những bác sĩ chuyển câu hỏi này tới gia đình. Tôi đã được nghe một câu chuyện khác về một sản phụ bị ung thư. Cô có hai lựa chọn: hoặc tiến hành hóa trị nhưng phải kết thúc thai kì, hoặc giữ đứa trẻ nhưng chấp nhận giảm tỉ lệ thành công của hóa trị. Người mẹ đã chọn sinh đứa bé ra, và lìa trần ngay khi đứa bé vừa chào đời.
__________
Bình luận của Nicholas Wee
Tôi hiểu logic đằng sau câu chuyện này. Phần lớn các tình huống đều có thể giải quyết theo cách như trên mà không gặp phải vấn đề gì cả.
Tuy nhiên, việc loại bỏ vai trò của gia đình trong những tình huống không bị bức ép về mặt thời gian chẳng phải hơi trái với luân thường đạo lí hay sao? Hiển nhiên, trong tình huống một đứa bé rơi xuống sông sắp chết đuối cần đến CPR, các bác sĩ sẽ không cần đi tìm cha mẹ đứa trẻ để xin phép.
Nhưng nếu gia đình phát hiện các bác sĩ đơn phương quyết định cứu người mẹ trong khi họ rõ ràng có đủ thời gian hỏi ý kiến bệnh nhân và thân nhân, thì bác sĩ có thể bị kiện đấy.
Mọi người có thể nói những điều như “cứu người mẹ vì cô ấy có thể dễ dàng mang đứa con khác”. Có thể phần đông đều đưa ra quyết định ấy, nhưng đoạn cuối của câu trả lời trên đã cho thấy, mọi người có thể đưa ra những quyết định đặc biệt dựa trên tình huống đặc thù của họ.
_____
Phản hồi của Afeefa Usman
Tôi cho rằng, bác sĩ chỉ nên hỏi người chồng khi người vợ đã mất năng lực hành vi và không thể tự mình đưa ra quyết định. Trong những trường hợp như vậy, người chồng sẽ được ủy quyền quyết định hộ người vợ. Nhưng nếu người phụ nữ còn khả năng đưa ra quyết định, thì cô ấy có quyền đưa ra quyết định cho riêng mình và biết trước điều gì sẽ đến với bản thân mình.
_____
Phản hồi của Abhishek Krishnan (अभिषेक कृष्णन)
Tôi đoán, có lẽ bởi người mẹ luôn chọn đứa con, trong khi người chồng hầu hết sẽ chọn người mẹ?
__________
Source: https://qr.ae/pNK4NM
Gần đây, tôi có trò chuyện với bác sĩ sản khoa của mình, một người phụ nữ nói rất rất nhiều. Cô ấy bảo với tôi rằng, các bác sĩ sẽ chẳng bao giờ nói với gia đình những câu như:
“Chúng tôi chỉ có thể cứu một trong hai thôi. Mọi người phải chọn đi, người mẹ hay đứa trẻ?”.
Trong suốt 20 năm thực chiến, cô chưa từng thấy trường hợp nào như vậy. Cô cho biết, trong hầu hết các trường hợp, nếu các bác sĩ không thể cứu người mẹ, thì đứa bé cũng chết mà thôi. Vì vậy, cứu người mẹ là lựa chọn hiển nhiên. Thứ hai, với y đức của một người thầy thuốc, cô tin rằng cứu sống người mẹ rõ ràng là một lựa chọn đúng đắn. Thứ ba, tại sao chúng ta phải hành hạ cảm xúc của gia đình bệnh nhân (thường là người chồng, cũng là người đáng lẽ sắp được làm cha) qua việc buộc họ phải đưa ra một lựa chọn khủng khiếp như vậy? Bất kể anh ta có chọn thế nào, thì anh ta và gia đình mình cũng phải dằn vặt với hệ quả của lựa chọn ấy suốt đời. Thay vào đó, nếu bác sĩ là người đưa ra quyết định, thì sau một lần đau không tránh khỏi, gia đình sẽ dễ đối mặt với lựa chọn ấy hơn nhiều.
Tôi đã đọc một vài câu trả lời khác và biết được rằng ít nhất cũng đã có những bác sĩ chuyển câu hỏi này tới gia đình. Tôi đã được nghe một câu chuyện khác về một sản phụ bị ung thư. Cô có hai lựa chọn: hoặc tiến hành hóa trị nhưng phải kết thúc thai kì, hoặc giữ đứa trẻ nhưng chấp nhận giảm tỉ lệ thành công của hóa trị. Người mẹ đã chọn sinh đứa bé ra, và lìa trần ngay khi đứa bé vừa chào đời.
__________
Bình luận của Nicholas Wee
Tôi hiểu logic đằng sau câu chuyện này. Phần lớn các tình huống đều có thể giải quyết theo cách như trên mà không gặp phải vấn đề gì cả.
Tuy nhiên, việc loại bỏ vai trò của gia đình trong những tình huống không bị bức ép về mặt thời gian chẳng phải hơi trái với luân thường đạo lí hay sao? Hiển nhiên, trong tình huống một đứa bé rơi xuống sông sắp chết đuối cần đến CPR, các bác sĩ sẽ không cần đi tìm cha mẹ đứa trẻ để xin phép.
Nhưng nếu gia đình phát hiện các bác sĩ đơn phương quyết định cứu người mẹ trong khi họ rõ ràng có đủ thời gian hỏi ý kiến bệnh nhân và thân nhân, thì bác sĩ có thể bị kiện đấy.
Mọi người có thể nói những điều như “cứu người mẹ vì cô ấy có thể dễ dàng mang đứa con khác”. Có thể phần đông đều đưa ra quyết định ấy, nhưng đoạn cuối của câu trả lời trên đã cho thấy, mọi người có thể đưa ra những quyết định đặc biệt dựa trên tình huống đặc thù của họ.
_____
Phản hồi của Afeefa Usman
Tôi cho rằng, bác sĩ chỉ nên hỏi người chồng khi người vợ đã mất năng lực hành vi và không thể tự mình đưa ra quyết định. Trong những trường hợp như vậy, người chồng sẽ được ủy quyền quyết định hộ người vợ. Nhưng nếu người phụ nữ còn khả năng đưa ra quyết định, thì cô ấy có quyền đưa ra quyết định cho riêng mình và biết trước điều gì sẽ đến với bản thân mình.
_____
Phản hồi của Abhishek Krishnan (अभिषेक कृष्णन)
Tôi đoán, có lẽ bởi người mẹ luôn chọn đứa con, trong khi người chồng hầu hết sẽ chọn người mẹ?
__________
Source: https://qr.ae/pNK4NM