Vì sao Apple bị liên minh châu Âu phạt tới 2 tỷ USD, rồi phải đổi cả quy định của App Store?

P.W
5/3/2024 14:40Phản hồi: 97
Vì sao Apple bị liên minh châu Âu phạt tới 2 tỷ USD, rồi phải đổi cả quy định của App Store?
Khoản tiền phạt 1.95 tỷ USD mà Ủy ban châu Âu EC áp đặt lên tập đoàn Apple là kết quả của việc các nhà quản lý châu Âu đi đến kết luận rằng, Apple đã lợi dụng những quy định quản lý các nhà phát triển ứng dụng trên App Store để kìm hãm những dịch vụ stream nhạc trực tuyến cạnh tranh với Apple Music, và đẩy mức giá người dùng phải bỏ cho những dịch vụ không phải Apple Music.

Ủy ban châu Âu cho rằng “Apple đã áp dụng những quy định giới hạn cho các nhà phát triển app, không cho phép họ cung cấp thông tin cho người dùng iOS, về những giải pháp thanh toán dịch vụ nghe nhạc thay thế, giá rẻ hơn, gọi là quy định chống định hướng người dùng. Đây là hành vi vi phạm luật cạnh tranh của châu Âu, và ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khi họ không thể đưa ra quyết định đúng đắn về nơi và cách mua dịch vụ nghe nhạc để dùng trên thiết bị của họ.”

Đây là lần đầu tiên ủy ban châu Âu đưa ra án phạt với Apple, và khoản tiền gần 2 tỷ USD cao gấp 4 lần dự đoán trước đó của các nhà phân tích. Đương nhiên Apple không vui vẻ với quyết định này, và viết trên blog rằng họ sẽ kháng cáo, vì không có bằng chứng cho thấy đây là hành vi gây hại cho người tiêu dùng, cũng chẳng phải hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Apple bị EU phạt gần 2 tỷ USD vì cáo buộc của Spotify

Ủy ban Châu Âu đã phạt Apple gần 1,8 tỷ euro (1,92 tỷ USD) vì chặn các ứng dụng phát nhạc trực tuyến thông báo cho người dùng của họ về các tùy chọn đăng ký bên ngoài nền tảng App Store. Spotify là đại diện chính trong cáo buộc nêu trên…
tinhte.vn


Apple thậm chí còn nói rằng ủy ban châu Âu đã hợp tác với Spotify, gặp đại diện của dịch vụ nghe nhạc trực tuyến này hơn 65 lần để “thực hiện một cuộc điều tra không bám sát với thực tế.” và Apple nói rằng Spotify là một trong số những đơn vị được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ sinh thái của Apple. Blog của Apple viết thêm: “Quyết định ngay hôm nay đã đánh dấu vị thế của một công ty châu Âu cực kỳ thành công, hiện đang là đơn vị dẫn đầu thị trường ứng dụng nhạc số.”


Nhưng theo EC, Apple bị buộc tội áp dụng những điều kiện cạnh tranh không lành mạnh, cấm các dev quảng bá những giải pháp thanh toán rẻ hơn để mua gói dịch vụ bên ngoài App Store, không cho các dev cung cấp thông tin cho người dùng về chênh lệch giá, không cho phép gán liên kết ngoài để mua gói dịch vụ giá rẻ hơn, và thậm chí còn không cho phép gửi thư điện tử cho những người dùng để cung cấp những thông tin kể trên. Phía cơ quan quản lý châu Âu nói rằng hành vi của Apple đã khiến rất nhiều người dùng phải trả nhiều tiền hơn cho dịch vụ nghe nhạc trực tuyến, và có thể gây ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng trên các dịch vụ này.

EC cho biết các điều tra viên của họ "đã tính toán rằng, trong khu vực kinh tế chung châu Âu, khoảng 1.5 triệu người đăng ký dịch vụ nghe nhạc trực tuyến không phải Apple Music, sử dụng ứng dụng trên iPhone hay iPad trung bình mỗi tháng phải trả thêm 2 đến 3 Euro so với chi phí sử dụng Apple Music, con số ước tính vào tháng 7/2023. Đây là hệ quả của việc tất cả các dịch vụ không phải do Apple vận hành phải trả khoản tiền chia sẻ doanh thu mà Apple áp dụng cho các nhà phát triển ứng dụng. Khoản chia sẻ doanh thu này không có cách nào khác, phải chuyển bớt qua cho người dùng dịch vụ gánh bớt, khiến chi phí hàng tháng tăng lên.

Lập trình viên ứng dụng bên châu Âu: Apple tống tiền dev chẳng khác gì mafia

Trước khi đến với những tuyên bố của vài nhà phát triển ứng dụng tại châu Âu, thì mình đã có một bài tổng hợp khá chi tiểt giải thích lý do vì sao dù Apple buộc phải mở hệ sinh thái iOS cho những chợ phân phối ứng dụng bên ngoài App Store cùng tồn…
tinhte.vn


Nhưng EC lại coi những hậu quả không liên quan tới tài chính quan trọng hơn trong vụ việc này.

Ủy ban châu Âu cho rằng án phạt 1.95 tỷ USD được đưa ra sau khi xác định rằng, chỉ có án phạt cực nặng mới đủ sức răn đe Apple hay bất kỳ nền tảng phân phối ứng dụng trực tuyến khác áp dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

Apple cấm các dev cung cấp thông tin tới người dùng về những giải pháp thanh toán rẻ hơn bên trong ứng dụng, không cho chèn link cho người tiêu dùng trực tiếp trả tiền cho họ. Điều này đã ngăn cản nhiều người dùng chọn được gói cước phù hợp với họ. Lấy ví dụ, quy định của Apple đã khiến khoảng 21% người dùng không chọn gói cước Spotify Premium, do quy định cấm định hướng người dùng, từ đó khiến họ phải chấp nhận trải nghiệm với gói cước miễn phí.”

Margrethe Vestager, phó chủ tịch chuyên trách quy định cạnh tranh của ủy ban châu Âu cho rằng Apple đã toàn quyền làm theo ý họ trong cả thập kỷ. Bà đã yêu cầu Apple gỡ bỏ quy định cấm định hướng người dùng ra trang web ngoài của các app, cũng như cho rằng cách kinh doanh của Apple hiện giờ đã vi phạm luật cạnh tranh của EU, bộ luật có những điều khoản cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhờ vào việc áp dụng mức giá mua hoặc bán sản phẩm không công bằng.

Spotify thì viết, rằng Apple đã liên tục coi thường pháp luật cũng như quyết định của tòa án ở nhiều thị trường khác, và Spotify sẽ tiếp tục đấu tranh để có môi trường cạnh tranh công bằng ở App Store ngoài thị trường EU.

Quảng cáo



CEO Spotify: Thay đổi của App Store ở châu Âu là hành động tống tiền nhà phát triển app

Thay đổi này thực tế là một phần trong những cập nhật cửa hàng trực tuyến để Apple tuân thủ những quy định mới có hiệu lực từ ngày 7/3/2024 tới, theo đạo luật thị trường số của Liên minh châu Âu. Trên lý thuyết, với những quy định mới này…
tinhte.vn


Như đã nói, Apple chắc chắn sẽ kháng cáo quyết định của cơ quan quản lý châu Âu lên tòa án. Cùng với đó, họ cho rằng Spotify cùng hầu hết những nhà phát triển ứng dụng chẳng trả xu nào để được hưởng lợi từ những công cụ của App Store, cho phép những ứng dụng phát triển được như ngày hôm nay. Quan điểm bào chữa của Apple là các dev hoàn toàn có thể chia sẻ thông tin tới người dùng về những giải pháp thanh toán rẻ hơn, sau khi Apple mới đây cập nhật quy định rằng “các nhà phát triển ứng dụng nghe nhạc số có thể thêm thông tin về những gói cước, cùng đường link cho phép đăng ký hoặc quản lý tài khoản.”

Theo Apple, khoản chia sẻ doanh thu trên App Store cho phép kích thích sáng tạo từ những nhà phát triển ứng dụng, cộng đồng mà hầu hết chưa đạt đủ điều kiện để phải đóng khoản phí chia sẻ doanh thu. Cách Apple thiết kế App Store đảm bảo các nhà phát triển ứng dụng có thể thử nghiệm với TestFlight, và đảm bảo ứng dụng của họ vận hành hoàn hảo với Siri hay AirPlay. Cùng với đó, API của App Store cũng có thể được truy xuất để đảm bảo ứng dụng có thể kết nối với Bluetooth.

Về Spotify, Apple cho rằng: “Hiện tại, Spotify đang nắm giữ 56% thị phần ứng dụng nghe nhạc trực tuyến ở châu Âu, hơn gấp đôi so với vị trí thứ nhì, và không trả cho Apple đồng nào để sử dụng những dịch vụ đã cho phép họ trở thành một trong số những thương hiệu nổi tiếng nhất hành tinh.” Apple cho biết họ chỉ thu khoản chia sẻ doanh thu “khi người dùng mua một ứng dụng trả tiền trên App Store hoặc dịch vụ và món hàng ảo trong những ứng dụng," còn Spotify đã từ lâu chọn cách tránh không đóng khoản phí này, bằng cách chỉ cung cấp gói cước trả tiền nghe nhạc số trên trang chủ của họ.

Năm nay, App Store của Apple sẽ bị các nhà quản lý điều tra gắt gao hơn

Năm 2024, hoàn toàn có khả năng Apple sẽ phải đối mặt với những vấn đề liên quan tới pháp lý, khi cơ quan quản lý nhiều quốc gia, từ châu Âu đến Mỹ đang xác định xem mảng dịch vụ, với doanh thu đem về cho Apple hàng năm lên tới 85 tỷ USD…
tinhte.vn


Năm 2019, Spotify gửi đơn khiếu nại Apple lên ủy ban châu Âu, và Apple cho rằng nguyên nhân là vì “họ muốn viết lại quy định App Store theo hướng có lợi cho bản thân họ.”:

Quảng cáo



“Spotify muốn bẻ cong quy định theo hướng có lợi cho họ bằng cách yêu cầu cho phép gán mức giá đăng ký dịch vụ vào ứng dụng của họ, không sử dụng hệ thống In-App Purchase của App store. Họ muốn sử dụng công cụ, công nghệ, nền tảng phân phối ứng dụng mà Apple tạo ra, rồi hưởng lợi từ lòng tin chúng tôi đã gây dựng được với người dùng, và chẳng trả cho Apple xu nào.”

Spotify thì cho rằng, quy định của Apple đã chặn những lợi ích quan trọng của ứng dụng nghe nhạc trực tuyến, chẳng hạn như không cho phép nhà phát triển tương tác với người dùng về cách nâng cấp gói cước hoặc mức giá của gói cước, hay những đợt giảm giá, khuyến mại…

Thời điểm Apple nhận án phạt gần 2 tỷ USD cũng trùng khớp với thời điểm đạo luật thị trường số của liên minh châu Âu chuẩn bị có hiệu lực trong tuần này. Apple có vẻ không vui lắm với việc bị EC yêu cầu gỡ bỏ những quy định của App Store.

Theo ArsTechnica
97 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cái đ’ gì nó cũng phạt với cấm được nhỉ. Thằng platform to cũng lắm trò, mà thằng market to cũng lắm vẹo, chỉ có mấy thằng cái gì cũng bé là chả có tiếng nói đếch gì. Nên cái gì người ta lúc nào cũng muốn phát triển hơn và hơn nữa là cũng đúng thôi, sẽ được “nói có thằng nghe, đe có thằng sợ”
magez
CAO CẤP
2 tháng
@hunggh Thì thằng nào mạnh thằng đó có quyền, quy luật xưa giờ rồi.
Apple mạnh nên độc quyền chèn ép dev được, nhưng nó vẫn méo mạnh bằng EU (thị trường lớn thứ 2 sau Mỹ) nên phải bị chèn ép lại là bt thôi.
Có điều ít ra người dùng ở các nước khác vẫn được hưởng lợi từ mấy cái luật bên EU này 😁
@hunggh Ở VN thì nhà làm luật có khi còn phải sợ fan các hãng ấy chứ. Họ to mồm bỏ mịa ra =))))
@hunggh Thế thì Apple rời bỏ thị trường thôi, cần quái gì nhúm dân mũi lõ 😆 Apple thích chơi theo luật Apple thì EU cũng chơi theo luật EU, công bằng mà.
demax
TÍCH CỰC
2 tháng
@hypous Apple chỉ là là thằng làm kinh doanh, ở đâu có lãi thì nó làm chứ ngu gì nó bỏ.
@demax Chính xác 😆 Thật ra làm kinh doanh thì quan trọng nhất là lợi nhuận, dăm ba cái ESG đặt ra chỉ để kìm hãm cái lũ yếu hơn đang đòi vươn lên.
Chủ yếu là nó đến từ một câu hỏi Tim Cook của thẩm phán Rogers ngày trước là sau First Purchase thì việc đánh hoa hồng lên các giao dịch tiếp theo đem lại giá trị gì cho khách hàng, và Apple không chứng minh được, thậm chí là silent, dẫn tới các vụ điều tra sau này đi theo hướng này. Với khối dân luật Continental thì chắc là "kiện vào mắt", h chỉ trông chờ trọng tài thương mại, nhưng mà gần đây danh tiếng pháp lý của Apple rất yếu, từ đo nhịp tim, Epic nên chắc cũng khó.
Chắc là EU cũng nóng mặt vụ áp thuế 50 Cent lên mỗi lượt download, nên cũng đấm cho sưng mặt luôn.
qwarl
TÍCH CỰC
2 tháng
@lafitte vụ áp thuế 50 cent lên mỗi lượt download là sao thế bác. cái này em mới nghe
@lafitte Sao Apple giống kiểu: Mình cho thuê nhà 3 tháng thanh toán một lần, mua giới dẫn khách tới và đòi hoa hồng 30%, mình đồng ý trả hoa hồng 30%, nhưng mà hết 3 tháng đầu khách tiếp tục thuê tiếp thì mua giới quay lại đòi tiếp 30% nữa
Cười vô mặt
@qwarl https://www.apple.com/newsroom/2024/01/apple-announces-changes-to-ios-safari-and-the-app-store-in-the-european-union/ Thông cáo của Apple đấy bạn.

Apple announces changes to iOS, Safari, and the App Store in the European Union

Apple announced changes to iOS, Safari, and the App Store impacting developers’ apps in the EU to comply with the DMA.
apple.com

17% App phí hoa hồng và thêm 3% nếu dùng kênh thanh toán của Apple áp dụng cho App Store của Apple. Còn nếu định dùng App bên chợ thứ 3 thì vẫn phải đóng 0.5 euro (thuế Apple 😷) cho mỗi lượt tải từ 1tr lượt tải trở lên
@qwarl Mở cho 3rd party app store, nhưng vẫn tính phí dev 50cent trên mỗi lượt tải cho dù không liên quan gì đến App Store của Apple hết
Kahny La
TÍCH CỰC
2 tháng
@lhdtt tính phí sử dụng nền tảng ios 😁
Gặp thời bác Job thì thằng spotify bị cấm trên appstore trong nửa nốt nhạc

Thời đấy bác cấm cả google

Xài ip vô web xem youtube, vô web xài ggmap thấy mợ
pikupi
TÍCH CỰC
2 tháng
@Lê Kiến Trúc thời đó bùng nổ smartphone nên iporn làm vua chứ thời nay nghiêng về SaaS nhiều hơn, giờ iporn cấm google xem thằng nào sẽ chết? người dùng chuyển qua android, thiếu services của google là chán liền.
TheReap
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@pikupi 🤣 Thật chứ đây là đôi bên kiếm tiền cùng nhau, nhiều ông cứ coi Apple là bố nghĩ các nhà khác phải xin được ở trong hệ sinh thái của nó. GG với anh Zuckerberg mà rút khỏi nhà Táo thì có cl mà dùng.
@Lê Kiến Trúc Jobs cấm Google hồi nào :v
@Lê Kiến Trúc Dùng đến xu cuối cùng kiện Android thôi. Chứ làm gì có đụng và cấm Google.
Vì Apple sai. Thế thôi :v
Sai là bị nhắc nhở. Nhắc nhở rồi mà vẫn còn bướng thì phải phạt. Phạt rồi mà còn bướng tiếp thì phải phạt nặng hơn :v
Giờ có 2 lựa chọn cho Apple, 1 là kháng cáo và ko biết có bao giờ được hay ko, 2 là ngoan ngoãn nghe lời, sửa hết, rồi viết đơn xin Đ&NN khoan hồng
@tin_truc22 Đ v NN mới chịu🤣
Lắm anti Apple nhỉ? ifan đỡ ko nổi
@centernc Ui sợ quá, phải tẩy chay Spotify thôi
@Hoàn Văn Lí Tẩy chay EU chứ sao lại tẩy chay Spotify
Galvinz
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@centernc Đúng rồi bác, block luôn EU đi, sang Việt Nam tạo cái lịch âm Việt là khối người chạy theo. Việc gì cần đến EU, VN bù lỗ dư sức
EU làm rất tốt, tụi Apple được cái mồm, để ra được cái app trên store thì dev đã phải mất 99$/year cho cái Apple Developer Program membership của nó rồi mà dám kêu không trả cho nó một đồng nào, Cook pede lươn nó vừa thôi, đây ng ta thấy xài cái in-app purchase phí quá cao người ta thông qua phương thức thanh toán khác cũng méo có gì sai cả, vừa muốn ăn tiền chỗ bán (99$) vừa muốn ăn cả trên doanh thu của người ta (30%). Có thằng nào cho thuê nhà người ta mở quán bán trà sữa tiền nhà 99tr/tháng, xong người ta bán lời được 500tr cái mon men qua xin thêm 150tr không, có nước nó lấy dao chém cả lò.

Ủng hộ EU đập mạnh tay hơn nữa bọn Apple này, quả usb-c EU làm quá tốt, giờ đấm thêm quả này nữa.
@Lê Kiến Trúc Làm gì có cái nào gọi là free 😆

- iPhone tôi mua
- Macbook để dev tôi thanh toán,
- Phí Developer tôi trả

Ông Apple ổng free cái gì mà kêu free 😃)
@hypous Free cơm cho thằng đó ăn đấy, cho nên giờ nó phải bỏ hết liêm sỉ vô hộ chủ apple, nói chung cũng trung thành ngang con cún nhà mình, cho ăn thì phải được việc
@hypous Thì nó bị EU phạt đó thôi, cũng giống như Apple phạt Epic game vậy 😃))
@codeblock Ủa thế đó giờ người dùng spotify và Youtube bao năm nay không biết cách thanh toán chắc ?
VÌ LÁO
khoaslim
TÍCH CỰC
2 tháng
Bọn châu âu có nhúm dân nhưng rất ra hống hách, apple ban phát cho cái gì thì ngoan ngoãn dùng đi. Apple nó mà điên lên nó rút khỏi châu âu thì cả châu âu lại dùng ip xách tay thì lại khổ 😆
teontb47
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@khoaslim Tôi trả tiền tôi có quyền. Đây là mua bán. Ban phát gì ở đây, chỉ có iCừu mới dùng từ "ban phát"
khoaslim
TÍCH CỰC
2 tháng
@teontb47 Bạn chỉ có dùng thì lặng im mà dùng và không dùng thôi. Bạn làm gì có quyền gì với apple hả.
@khoaslim bởi vậy bạn chỉ là 1 thằng ất ơ thùng rỗng kêu to còn ngài Cook vì miếng cơm manh áo phải đi phục dịch cho châu âu
@lucky10000 Văn của ông trên kia giống kiểu cook nó bố thí option nhỏ giọt từng đời nhưng con chiên ngoan đạo vẫn tôn thờ hiến máu hết mình nâng cấp không thiếu đời nào. Bác hiểu ý tôi chứ
Bỏ thị trường EU đi Apple, cho
Nhờ EU mà iPhone mới có được usb-c mà xài đó
Epic Games của Mỹ kiện thì thua, Spotify của Thụy Điển kiện thì thắng. Thử tắt Appstore ở châu Âu 1 ngày xem EU bớt ảo
@lucky10000 Thứ 1 là nói như bạn thì đạo đức nghề nghiệp để đâu?
Thứ 2 là chẳng có khảo sát nào chỉ ra như vậy nên những gì bạn nói chỉ mang tính định tính. Định tính thì nói cái gì mà chẳng đc bạn! Đã là kinh doanh thì cứ số má mà nói chuyện chớ cảm tính thì thua bạn ơi
@thinhnguyen1004 Xin hỏi bạn định nghĩa như nào là đạo đức nghề nghiệp? Theo như ý bạn nói thì đạo đức nghề nghiệp là khi lỗ hãy lợi nhuận thấp vẫn phải bất chấp lao vào làm đúng không? Nếu vậy thì những công ty ngừng phát triển hoặc khai tử các sản phẩm có lợi nhuận thấp đều thiếu đạo đức nghề nghiệp đúng không? Mình không đào sâu về thông tin khảo sát hay các phân tích chuyên sâu trong một comment như này nhưng sự thật thì chính phủ các nước Châu Âu muốn dev được nhận nhiều tiền hơn và Apple nhận ít tiền hơn từ sản phẩm là sự thật. Nếu bạn nghĩ rằng có một lý do khác cho quyết định này thì bạn hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ cho những người khác biết.
@lucky10000 Chung quy là tiền ko về Apple thì về dev chớ người dùng ko đc lợi. Còn việc bạn nói ngay từ đầu đã định tính thì thuyết phục đc ai? Còn đạo đức nghề nghiệp là bạn tôn trọng sản phẩm của bạn, khách hành của bạn. Bạn luôn phải cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Thế thôi bạn ơi. Còn kinh doanh thì ai chẳng đặt lợi nhuận lên trên
@thinhnguyen1004 Có một khái niệm đơn giản mà mình nghĩ bạn có thể hiểu gọi là tái đầu tư. Khi bạn càng thu được nhiều tiền từ sản phẩm trước thì ngân sách phát triển sản phẩm tiếp theo càng lớn. Với một ngân sách lớn hơn bạn có thể phát triển sản phẩm tiếp theo tốt hơn so với khi bạn có ngân sách khiêm tốn. Trong trường hợp này khi dev thu được nhiều tiền hơn ngân sách tái đầu tư lớn hơn thì sản phẩm tiếp theo có thể tốt hơn, rẻ hơn. Đây là điều người dùng hưởng lợi. Việc cải tiến dịch vụ phụ thuộc nhiều vào nguồn lực của nhà phát triển và đánh giá về nhu cầu của thị trường chứ không phải đạo đức nghề nghiệp.
Cái này một phần cũng do EU không có dự đoán /lường trước được để ban hành biện pháp ngăn chặn (luật) chứ ko phải tất cả tại Apple.
Apple luôn đúng. Ai phạt Appleef sai hết. Apple làm gì chẳng được. Nhiều tiền thế thì 2 tỉ USD cũng chỉ là mắt muỗi thôi.
@russia.usa.lc Thấy bẩu Apple có 200 tỷ tiền mặt, giờ phút mốt mất luôn 2 tỷ cũng đau lắm chứ.
Số tiền phạt đó sẽ đi về đâu???
@minhtuan7610 Về kho bạc nhà nước 🤣
@minhtuan7610 Bạn nộp tiền vi phạt vi phạm hành chính thì sẽ đi về đâu. Hồi sưa vi phạm nội quy trường học bạn có nộp tiền không, tiền bạn nộp đi về đâu.
Chắc Apple không thân với chính phủ Mỹ nên bị EU đấm khỏi bênh luôn =))
May có eu nên có type c kk
GiT
TÍCH CỰC
2 tháng
Vì độc quyền chứ sao! Lúc chỉ là công ty nhỏ, kêu gào chống độc quyền (vụ IBM 1984), đến lúc thành ông lớn thì vì lợi ích cũng trở nên độc quyền.
ngay từ đầu t đã thấy apple rất có vấn đề với vụ spotify. apple có thể làm bố ở Mỹ, ở Đông lào nhưng không thể làm bố cả thiên hạ. Chết cmm nữa Tim cúc!!!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019