Các nhà khoa học thành công trong việc điều trị chứng Alzheimer trên chuột

levuongthinh
2/12/2012 6:49Phản hồi: 20
Các nhà khoa học thành công trong việc điều trị chứng Alzheimer trên chuột
p40.jpg
Các chấm đen là mật độ protein amyloid-ß trên não của chuột, bên trái là ở con chưa được điều trị, còn bên phải là của con đã được điều trị trong nghiên cứu.

Bằng cách ngắt một thể truyền của hệ thống miễn dịch trên những con chuột mắc chứng bệnh giống như Alzheimer, các nhà khoa học đã giảm được đáng kể sự tích tụ một loại protein bất thường, được biết với cái tên amyloid-ß lên não chuột. Các nghiên cứu trước đó cho thấy, protein đóng vai trò trung tâm trong việc gây ra chứng Alzheimer. Thành công này mang đến hy vọng có thể tìm ra phương pháp ngăn ngừa hoặc điều trị chứng Alzheimer trên người.

Dự án nghiên cứu này được chủ trì bởi giáo sư Frank Heppner đến từ trường đại học Charité - Universitätsmedizin Berlin, và giáo sư Burkhard Becher của trường đại học University of Zurich.

Ở những con chuột đã bị tích luỹ amyloid-ß trên não, các nhà khoa học đã ngắt một phân tử miễn dịch có tên là p40, vốn là một thành phần của cytokine (thể truyền tín hiệu của hệ miễn dịch) interleukin (IL)-12 và -23. Sự can thiệp này đã giúp giảm đến 65% lượng protein tích tụ trên não chuột.

Trong một nghiên cứu sau đó, một kháng thể đã được dùng để ức chế phân tử p40 trên những con chuột bị bệnh, những tiến triển thực tế về hành vi của chúng đã được ghi nhận. Kết quả này giống với quan sát của các nhà khoa học rằng mật độ p40 thường cao hơn trong não của các bệnh nhân Alzheimer, và một nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng phân tử này có nhiều trong huyết tương của bệnh nhân.

Heppner và Becher vẫn đang cố gắng tìm hiểu về mối quan hệ nguyên nhân/tác động chính xác giữa phân tử p40, cytokine và bệnh Alzheimer, nhưng hy vọng sẽ sớm có thể tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên người. Phương pháp ức chế phân tử p-40 cũng từng được dùng để chữa bệnh vảy nến, và đã được chứng thực an toàn.

20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

một kết quả đầy hy vọng...
lạy trời cho nghiên cứu thành công và đưa vào thực tế sớm
CHúc mừng thêm 1 thành tựu mới cho y học😃
híc, tớ đang cần điều trị chứng Alzheimer đây nầy, trong đây còn nhìu người mắc phải căn bệnh nầy lém nhưng tại có bịnh mà giấu thui_ he he he
sslazio
TÍCH CỰC
11 năm
chuột còn được chữa bệnh còn con người chúng ta thì ... 😔
hay.
từ hcuột lên người là 1 bước tiến rất dài
Mau tìm ra.bà nội mình...hix.
nvtcom
ĐẠI BÀNG
11 năm
hy vọng sớm thành cồng để có thể chữa cho người 😃
kinhvan69
TÍCH CỰC
11 năm
Bài viết này nhằm mục đích gì? ý nghĩa? tinh tế? công nghệ? wtf

* và cũng đếch biết cách mở bài, thân bài, kết bài, dịch nguyên con của source:
đây là google translate

* ít ra cũng phải qoute wiki cho ai ko biết Alzheimer’s symptoms là gì.
* làm báo sao mà dễ quá/.
* tin này :"chất lượng": vãi ra

thân ái
@kinhvan69 Bài này có nội dung chuyên môn hơi sâu nên không phải ai đọc cũng hiểu hết, nên xếp bài này vào mục Y khoa thì sẽ hay hơn.
@kinhvan69 Xin lỗi, bạn đọc bài có hiểu không?
Hình như bạn vẫn muốn đọc bài theo kiểu tập làm văn của tiếng Việt?
Mình nghĩ ít nhất 70% thành viên Tinh Tế biết về chứng Alzheimer.
kinhvan69
TÍCH CỰC
11 năm
@levuongthinh dựa vào đâu bảo 70% mem tinhte biết hội chứng alzheimer?
search tinhte có dc topic thứ 2 hoặc bất kỳ chỗ nào có hội chứng này ra đây.
search tinhte có chữ Alzheimer ra đây
nhìn vào số reply trong topic này đi, windows 8 pro còn ko dám khẳng định 70% người biết. ở đó nói 70%. căn cứ vào đâu?

đừng nói bừa. làm báo thì có trách nhiệm với bài viết của mình, nói gì ra cũng nên có trách nhiệm với lời nói của mình. copy paste, xin lỗi: cãi láo thì sao khá nổi?
ít ra cũng phải có văn hoá tiếp thu. trả lời càn.. chuối. hihi
BelaVampire
ĐẠI BÀNG
11 năm
ngắt cái p40 cho tui chắc nhớ đc lâu lắm :"P
Trời không giúp gì được đâu, tất cả là con người pro à


Sent from my GT-I9100 using Tinhte.vn
@tongkien thành công do con người nỗ lực mà sớm hay muộn nổ lực chưa chắc đã đủ...........
Bách bệnh trong tầm tay! Hoa Đà tiên sinh cũng phải bái phục😃😃;)
Hy vọng áp dụng thành công trên người
mekong100
ĐẠI BÀNG
11 năm
Mới thử ở chuột thôi thì biết chừng nào mới tới thử trên tinh tinh ... rồi còn thử tới người nữa thì phải mất bao lâu.... thử trên người nhưng từ lúc đó đến lúc phát triển ra phạm vi rộng hơn ngoài phòng thí nghiệm thì là một khoảng thời gian không hề nhỏ.... 1 Bệnh viện -> nhiều bệnh viện -> ở quốc gia phát triển -> khu vực -> toàn thế giới ( trong đó có VN ) có cách chữa bệnh nhưng nếu giá quá cao thì biết bao giờ mình mới được sử dụng phương pháp đó..... :eek: Nói chung là tốn khá nhiều thời gian và khoãng cách khi từ chuột tới mình @@

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019