Xe của anh em đang đi dùng bộ chế hòa khí hay hệ thống phun xăng điện tử? Còn nếu đang chuẩn bị mua xe, anh em đã biết phải chọn loại động cơ nào chưa? Ngoài chênh lệch về giá thành, hai các cung cấp nhiên liệu cho động cơ vừa kể có gì khác nhau? Chúng có ưu nhược điểm gì, cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Mời anh em xem trong bài viết dưới đây để biết rõ hơn.
Chế hòa khí
Bộ chế hòa khí (bình xăng con - carburetor) được sử dụng để hòa trộn không khí và xăng tạo thành hòa khí (mixture). Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đưa vào buồng cháy của động cơ, được bu-gi kích nổ thực hiện sinh công. Chế hòa khí chỉ có ở các động cơ xăng của xe máy và cả các dòng ô tô đời cũ. Động cơ diesel không dùng chế hòa khí bởi nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng cháy. Chế hòa khí có tên dân gian là bình xăng con vì cấu tạo bên trong có một khu vực trữ xăng nhỏ, hay còn gọi là buồng xăng (buồng phao).
Cấu tạo cơ bản của một bộ chế hòa khí
Khi động cơ hoạt động, piston đi xuống tạo thành lực hút, bướm ga và bướm khí đều mở thì không khí sẽ được hút vào họng khuếch tán (ống tiết lưu). Tiết diện họng khuếch tán bị thu hẹp lại, cộng với tốc độ của dòng khí tăng lên làm áp suất giảm xuống. Do chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài buồng phao, xăng bị hút và phun vào họng khuếch tán dưới dạng tia. Từ đó, các tia xăng hoà trộn với không khí và bay hơi để tạo thành hòa khí.
Chế hòa khí
Bộ chế hòa khí (bình xăng con - carburetor) được sử dụng để hòa trộn không khí và xăng tạo thành hòa khí (mixture). Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đưa vào buồng cháy của động cơ, được bu-gi kích nổ thực hiện sinh công. Chế hòa khí chỉ có ở các động cơ xăng của xe máy và cả các dòng ô tô đời cũ. Động cơ diesel không dùng chế hòa khí bởi nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng cháy. Chế hòa khí có tên dân gian là bình xăng con vì cấu tạo bên trong có một khu vực trữ xăng nhỏ, hay còn gọi là buồng xăng (buồng phao).
Cấu tạo cơ bản của một bộ chế hòa khí
Khi động cơ hoạt động, piston đi xuống tạo thành lực hút, bướm ga và bướm khí đều mở thì không khí sẽ được hút vào họng khuếch tán (ống tiết lưu). Tiết diện họng khuếch tán bị thu hẹp lại, cộng với tốc độ của dòng khí tăng lên làm áp suất giảm xuống. Do chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài buồng phao, xăng bị hút và phun vào họng khuếch tán dưới dạng tia. Từ đó, các tia xăng hoà trộn với không khí và bay hơi để tạo thành hòa khí.
Yếu tố quyết định lượng khí được hút vào chế hòa khí là độ mở của bướm ga, tức người lái vặn tay ga ít hay nhiều. Bướm ga mở càng lớn thì lượng khí đi qua càng nhiều, tốc độ dòng khí ở họng khuyếch tán càng tăng và lượng xăng bị hút vào càng lớn.
Bình xăng con trên xe máy
Tỉ lệ tối ưu của giữa không khí và nhiên liệu (Air/Fuel Ratio) là 14,7:1. Tức 14,7 phần không khí và 1 phần xăng, hòa khí đạt tỷ lệ vàng này sẽ cháy hoàn toàn. Hòa khí có tỷ lệ thấp hơn được gọi là "giàu” (rich) do có nhiều nhiên liệu so với không khí. Hòa khí giàu không cháy hết gây hao xăng. Ngược lại, hỗn hợp đó được coi là "nghèo" (lean), khiến máy bị yếu và làm việc không ổn định.
Điểm yếu lớn nhất của chế hòa khí so với phun xăng điện tử là chỉ có thể tạo ra tỷ lệ hòa khí lý tưởng ở một khoảng vận hành nhất định. Điều này khiến các dòng ô tô đời cũ hay xe máy dùng chế hòa khí chạy không mượt và linh hoạt bằng xe có trang bị phun xăng điện tử. Người dùng phải chấp nhận chọn 1 trong 2, hoặc đi xe tiết kiệm nhưng động cơ ỳ, hoặc xe chạy bốc ở tua cao nhưng hao xăng. Việc này có thể thực hiện thông qua việc chỉnh ốc xăng và ốc gió.
Bộ chế hòa khí của động cơ xe hơi 4 xi-lanh
Ngoài ra, động cơ dùng chế hòa khí sẽ khó khởi động hơn vào buổi sáng hoặc ở thời tiết lạnh. Tuy không tiết kiệm nhiên liệu như phun xăng điện tử, nhưng nhờ cơ cấu thuần cơ khí nên chế hòa khí có giá thành thấp hơn, ít hư hỏng hơn, chi phí thay thế hay sửa chữa cũng thấp hơn nhiều. Nếu cần thì anh em hoàn toàn có thể tự mình canh chỉnh xăng gió, vệ sinh bình xăng con. Nhờ ưu điểm này mà chế hòa vẫn còn được trang bị cho các dòng xe máy phổ thông.
Phun xăng điện tử
Xuất hiện sau chế hòa khí khoảng 70 năm, phun nhiên liệu điện tử EFI (Electronic Fuel Injection) khắc phục được điểm yếu nhất của chế hòa khí mà mình đã nói ở trên. EFI có thể cung cấp tỷ lệ hòa trộn xăng/không khí tối ưu (gần lý tưởng) cho động cơ trong các điều kiện làm việc khác nhau. Từ đó giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, xăng cháy sạch hơn nên động cơ sẽ dễ đạt tiêu chuẩn khí thải cao hơn. Đây cũng đang là lý do chính để phun xăng điện tử chiếm ưu thế hoàn toàn so với chế hòa khí hiện nay.
Quảng cáo
Các bộ phận chính của một hệ thống phun xăng điện tử gồm có:
- Bộ điều khiển ECU hoặc ECM
- Cụm cảm biến: cảm biến góc quay trục khuỷu, cảm biến áp suất và nhiệt độ khí nạp, cảm biến độ mở bướm ga,…
- Kim phun, hay còn gọi là béc phun xăng (Injectior)
- Bơm xăng
Video minh họa quá trình hoạt động của một hệ thống phun xăng điện tử trên xe hơi
Tùy vào cách bố trí kim phun mà EFI được chia thành 3 loại chính như sau:
- Phun đơn điểm (Single Point Injection - SPI): Hệ thống chỉ dùng một vòi phun trung tâm duy nhất thay thế cho bộ chế hoà khí, dù động cơ có 1 hay nhiều xilanh. Kim phun đặt trước bướm ga và tạo thành khí hỗn hợp hòa khí trên đường nạp. Kiểu cấu tạo này đơn giản, chi phí chế tạo rẻ, thường dùng ở những dòng xe nhỏ.
- Phun xăng hai điểm (BiPoint Injection - BPI): Hệ thống trang bị thêm một vòi phun đặt sau bướm ga nhằm tăng cường nhiên liệu cho hỗn hợp. Tuy nhiên, do không nâng cấp đáng kể hiệu quả so với phun đơn điểm nên phun đa điểm ít được các hãng xe ứng dụng.
- Phun đa điểm MFI (Multiport Fuel Injection) hoặc MPI (MultiPoint Injection): Mỗi xi-lanh được trang bị một kim phun riêng bố trí trước xupap. Không khí và nhiên liệu sẽ hòa trộn ngay tại đường nạp của mỗi xi-lanh.
Vị trí đặt kim phun khác nhau giữa phun gián tiếp (bên trái) và phun trực tiếp (bên phải)
Dù làm việc tốt hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn nhưng phun xăng điện tử có cấu tạo phức tạp, dễ hư hỏng hơn so với bộ chế hòa khí. Nếu cảm biến hay bộ điều khiển trục trặc thì sửa chữa hoặc thay thế khó khăn hơn. Anh em nào đi xem tay ga chắc sẽ hiểu cảm giác tốn tiền khi phải thay mới một bộ phận nào đó trong bộ phun xăng điện tử.
Quảng cáo
Trục trặc phổ biến nhất với xe có EFI ở Việt Nam là nghẹt kim phun hay bơm xăng do chất lượng xăng kém. Cặn bẩn trong xăng lâu ngày tích tụ ở đầu kim phun gây tắc nghẽn, khiến động cơ không khởi động được, tăng tốc ỳ, hoặc chết máy bất tử... Ngoài ra với kiểu phun xăng trực tiếp, kim phun đặt trong buồng cháy dễ bị các mụi than của quá trình cháy cũng bám bẩn, che lấp các lỗ phun.
Cách đơn giản nhất để tự tay hạn chế tình trạng nghẹt kim phun như trong ảnh là sử dụng dung dịch tổng vệ sinh hệ thống xăng (hay còn gọi vệ sinh béc xăng) bao gồm bình xăng, kim phun và buồng đốt. Ngoài ra, anh em không để xăng quá cạn vì khi đó các cặn bẩn ở đáy bình có thể bị bơm xăng hút và đưa vào động cơ. Còn nếu đã làm vệ sinh mà vẫn không cải thiện tình trạng nghẹt thì thay mới kim phun là điều cần làm.
Bên trái là kim phun bị tắc, nhiên liệu phun không đều và mạnh như kim phun sạch bên phải
Tóm lại, chế hòa khí và phun xăng điện tử có những ưu - nhược điểm khi so sánh với nhau như sau:
- Bộ chế hòa khí: giá thành thấp, cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng, chi phí sửa chữa thấp. Với cùng một dung tích động cơ thì xe dùng chế hòa khí sẽ hao nhiên liệu hơn, khó khởi động hơn khi trời lạnh, ô nhiễm hơn so với phun xăng điện tử.
- Phun xăng điện tử: Cấu tạo phức tạp hơn nên giá thành cao hơn, nếu có hư hỏng thì sửa chữa sẽ khó khăn và tốn kém hơn. Tối ưu lượng xăng sử dụng trong những điều kiện vận hành khác nhau. Có thểPhun xăng điện tử tiết kiệm nhiên liệu hơn so với động cơ dùng bộ chế hòa khí. Khả năng đáp ứng nhu cầu vận hành linh hoạt hơn.
Tổng hợp: Motorcyclist, Revzilla,...