IFA 2024

IFA 2024


Tập luyện quá mức sẽ gây hại cho tim

27/2/2024 2:36Phản hồi: 59
Tập luyện quá mức sẽ gây hại cho tim
Không thể phủ nhận việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích về tim mạch, nhưng liệu tập luyện quá mức có thể gây tác dụng ngược hay không?

Một bài viết trên Washington Post chỉ ra rằng, việc tập luyện thường xuyên chắc chắn giúp cơ thể và hệ tim mạch khoẻ mạnh, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy có một số trường hợp tập luyện quá mức sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên tim.

Một báo cáo thực hiện trên gần 1.000 người chạy bộ, đạp xe, ba môn phối hợp, bơi lội, cho thấy qua nhiều năm chơi các môn về sức bền và tham gia những cuộc tranh tài có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng rung tâm nhĩ, đặc biệt ở nam giới.

Chứng rung tâm nhĩ, AFib, là hiện tượng nhịp tim bất thường có thể gây ra những cục máu đông và nguy cơ cao bị đột quỵ.

Báo cáo khoa học này không có nghĩa là tất cả chúng ta phải lo lắng hay bỏ bớt tập luyện, nhất là khi chúng ta chỉ tập luyện ở mức vừa phải. Tuy nhiên kết quả báo cáo này hé lộ rằng không ai miễn nhiễm hoàn toàn trước các chứng bệnh về tim, dù cho chúng ta khoẻ mạnh thế nào.


Tập thể dục tạo ra những thay đổi lên tim, theo hướng có lợi


Rất nhiều nghiên cứu cho hay những người khoẻ mạnh siêng năng tập luyện sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc mắc các chứng bệnh tim so với người ít tập luyện.

Tập thể dục tạo một áp lực khiến tim hoạt động mạnh hơn. Khi chúng ta chạy bộ hay một hoạt động tương tự, quả tim phải tăng nhịp đập lên gấp hai, gấp ba lần so với thông thường để bơm máu đến những phần cơ bắp phải hoạt động.

Theo thời gian, trái tim của chúng ta khoẻ mạnh hơn do thường xuyên phải hoạt động mạnh, đồng thời giúp tái tạo các cơ quan khác, bao gồm cả tâm nhĩ - là phần buồng trên của tim. Tâm nhĩ cung cấp máu đến khoang dưới - gọi là tâm thất, rồi từ đây đưa máu đi khắp cơ thể. Nói chung, những thay đổi ở tim do tập thể dục là tốt và được khuyến khích.

Nhưng vì những lý do còn là ẩn số, việc tập luyện và đua tranh liên tục, vất vả trong nhiều năm có thể gây ra tác động không tốt cho tim, theo một số nghiên cứu mới gần đây.

Chẳng hạn, một nghiên cứu được thảo luận rất nhiều gần đây được thực hiện tại Thuỵ Điển vào năm 2019. Các nhà khoa học của nước này thu thập thông tin y tế của 208.654 người đã hoàn thành cuộc thi mang tên Vasaloppet, một chuỗi các giải đấu trượt tuyết băng đồng với cự ly dài nhất là 90km, và so sánh nhóm này với 527.448 người Thuỵ Điển không tham gia cuộc đua.

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, nhìn chung những người trượt tuyết không có nguy cơ mắc AFib nhiều hơn những người khác, nhưng tim của một số người tham gia cuộc thi Vasaloppet có sự căng thẳng.

Đáng chú ý là, nam giới tham gia nhiều cuộc đua trượt tuyết, hoặc hoàn thành cuộc đua với thời gian rất nhanh, và có tập luyện nghiêm khắc trước đó, có nguy cơ mắc AFib những năm sau đó hơn so với tất cả những người khác trong nhóm nghiên cứu. Ngược lại, nữ giới tham gia trượt tuyết có tỷ lệ AFib thấp nhất so với bất kỳ nhóm nào trong nghiên cứu.

Quảng cáo


Nguy cơ cao từ việc tập luyện quá mức


Về bản chất, nghiên cứu chỉ ra rằng, người tập luyện quá mức có nguy cơ mắc AFib hơn những người tập ít hơn, nhưng nguy cơ này nhìn chung vẫn thấp (nghĩa là người tập luyện nhiều đến mức nào đi chăng nữa thì nguy cơ mắc AFib vẫn thấp, nhưng nguy cơ này cao hơn so với người tập ít hơn).

Nghiên cứu của Thuỵ Điển phù hợp với một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh, về mối liên quan giữa vận động viên với chứng rung tâm nhĩ. Nghiên cứu năm 2021 từ dữ liệu y tế và tập luỵện của 942 vận động viên sức bền. Tất cả những người này đều đã thi đấu ở các giải quốc gia hoặc địa phương, và hầu hết vẫn còn tham gia tranh tài.

Khoảng 20% vận động viên nam, hầu hết ở tuổi trung niên, cho hay họ từng mắc AFib. 3% trong số này từng bị đột quỵ.

Những người tập luyện nhiều nhất, tức là tham gia nhiều cuộc đua trong nhiều năm liền và dành nhiều giờ tập luyện hàng tuần, có nguy cơ cao nhất bị mắc AFib, đặc biệt ở nam giới và vận động viên bơi lội (bao gồm cả người chơi ba môn phối hợp).

Susil Pallikadavath, một thành viên lâm sàng về tim mạch tại Đại học Leicester ở Anh, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết những vận động viên thành tích cao hơn có tỷ lệ mắc AFib cao hơn dân số nói chung. Tuy nhiên ông lưu ý rằng nghiên cứu này được thực hiện tập trung chứ không lấy mẫu ngẫu nhiên, do đó kết qủa có thể không phản ánh được bức tranh chung. Ngoài ra, những vận động viên mắc AFib sẵn lòng hơn trong việc tham gia nghiên cứu, có thể dẫn đến kết quả bị lệch.

Hãy dành sự quan tâm cho trái tim của bạn

Quảng cáo


Kết quả nghiên cứu nói trên có ý nghĩa thế nào đối với những người thường xuyên tập luyện hay thi đấu?

Đầu tiên, không nên lo lắng thái quá, theo lời khuyên của Meagan Wasfy, một bác sĩ tim mạch thể thao tại bệnh viện Mass General Brigham ở Boston, người đã nghiên cứu và điều trị AFib ở các vận động viên. Tập thể dục vừa phải, tức là đi bộ hoặc chạy bộ vài giờ một tuần, giúp chúng ta chống lại tất cả các loại bệnh tim, bao gồm AFib và động mạch vành - bệnh tim mạch nguy hiểm nhất.

Hãy tiếp tục tập thể dục.

Tuy nhiên, đừng chủ quan và bỏ qua các triệu chứng về bệnh tim vì cho rằng bạn quá khoẻ mạnh do tập thể dục. Theo vị bác sĩ nói trên, nguy cơ mắc AFib sẽ cao từ 3-5 lần ở những người dành rất rất nhiều giờ trong tuần cho việc tập luyện.

Do đó, hãy chú ý đến các dấu hiệu như tim đập nhanh đột ngột hay bị khó thở, nhất là khi đang tập thể dục. Nếu có mang theo đồng hồ thể thao, hãy để ý những lúc nhịp tim cao bất thường trong khi tập luyện.

Mặc dù nữ giới ít nguy cơ AFib hơn trong các nghiên cứu nói trên, song những vận động viên này cũng cần chú ý đến AFib vì nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn chưa nhiều.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu nhắn gửi rằng, các vận động viên không nên quá lo lắng từ nghiên cứu này. Vì lợi ích của tập thể dục vượt xa mọi nguy cơ khác, do đó hãy tiếp tục tập luyện.

Tập thể dục quá nhiều có thể khiến lão hoá nhanh hơn

Tập thể dục luôn mang lại lợi ích cho thể chất lẫn tinh thần, nhưng nghiên cứu mới cho thấy tập quá nhiều có thể đẩy nhanh quá trình lão hoá của cơ thể. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Phần Lan chưa được các nhà khoa học cùng ngành đánh giá…
tinhte.vn
59 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quá mức thì đương nhiên ko tốt rồi, máy móc còn thế nói gì con người 🙂
@Read Only Công nhận viết bài như kiểu buổi tối thì ko thấy dc mặt trời vậy 😃 cái quan trọng là làm sao biết đang tập luyện quá mức thì ko thấy nói 😁 ??
Huy Tan 92
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@MoNoJi cái đó thì chắc chưa nghiên cứu theo tệp được, mà thể trạng châu á lại khác châu âu nữa 😃))
@MoNoJi Muốn biết có quá mức hay ko chỉ có mình mới biết cơ thể mình như thế nào nhe bạn ! Hãy theo dõi chính bạn !
datvn
CAO CẤP
6 tháng
Cái gì quá mức mà tốt đâu? Quan trọng là mức như thế nào? Quá ít tập thể dục cũng không tốt mà quá mức tập thể dục cũng không tốt.
Người nào trái tim cũng tương đương nhau hết, người thì hoạt động nhiều, người ít, người to con, người nhỏ con, mà trái tim thì vẫn nhiêu đó. Nên cái gì mà làm việc quá sức thì nó đuối là đúng rồi. Như mình... không làm gì cả là sướng nhất LOL.
@Cậu 3 đào hoa không làm gì hết thì lâu lâu gặp gì đó shock, là dễ truỵ lắm, tập luyện nâng giới hạn lên là cách tốt nhất. Ví dụ chạy bộ đường dài duy trì nhịp tim 15x 16x trong thời gian dài, chứ ngừoi bình thường, lên tới đó ko ngất đi mới lạ
@micheal fily Vâng mình chỉ đùa về chuyện không làm gì hết thôi ạ. Anh em đừng học theo nhé 😁
kiddi5
ĐẠI BÀNG
6 tháng
Trời sinh cho có nhiêu đó tài nguyên mà xài hết thì về già xác định ngồi xe lăn.
Không biết sao vài năm trở lại đây dân chúng cứ lao đầu vào bộ môn chạy bộ thế nhỉ, cty mình giờ suốt ngày hô hào tổ chức tham gia mấy giải chạy bộ làm mình ghét bộ môn này theo :v
Wru5224
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@megatroll To như kiểu tập gym thì chắc chắn như bác nói là ko thể rồi vì chạy nó phát triển cơ lõi mà. 😆
@quytocdo_tl có kẻ chạy theo hít drama nữa đúng không
@jindowing Để dễ bán giày chạy bộ
Cười vô mặt
@jindowing Trong mấy group chạy bộ trên fb toàn khoe thành tích chạy, toàn pace 5/6 chạy HM ko =))
Nhiều người còn khổ dâm tới mức đeo tạ chạy nữa cơ =))
Đúng là ko có nước nào người dân thích hơn thua đủ thứ như VN mình =))
Bản chất của cơ thể là thích nghi, nên cứ tập quá mức 😆 Nhưng phải từ từ để có thể thích nghi!
Có cái gì "quá" mà tốt không? Kể cả "khỏe quá" 😁 LOL
Cơ thể giống như cục Pin, càng xài nhiều càng hao nhiều, mau hết hạn
Quy tắc đơn giản nhất là tập luyện ở z1 và z2
anhtuaneng
ĐẠI BÀNG
6 tháng
tôi nghĩ chắc chỉ có vận động viên, người tập để tranh giải,... mới tập quá mức, chứ mấy bác ngồi văn phòng khéo cả tuần chả tập buổi nào, lấy đâu mà quá mức được 😆. Cho nên là cứ có tập thể dục là được rồi !
@anhtuaneng Tôi cũng muốn tập đây bạn, ngồi riết đau lưng 😁
anhtuaneng
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@hóng drama đứng dậy lên và tập thôi b
Cười mặt nồi
@anhtuaneng Chiều về mới tập sương sương, ngồi văn phòng cả ngày đau lưng mỏi vai là điều k thể tránh khỏi 😁
Bớt ganh đua tập vừa sức đều đặn là được
Mình nhận thấy khi tập thể dục tuyệt đối không nên đeo tai nghe nhạc! Rất nguy hại nên mình vừa vứt bỏ tai nghe không dây khi chạy thể dục
@Emranhieulam1990 Nguy mặt nào hả bác? Ko tập trung đc môi trường xung quanh -> tai nạn hay bản thân việc nghe nhạc nó hại? 🤔
@Emranhieulam1990 tào lao, mua cái tai nghe truyền âm vẫn nghe nhạc vẫn đi bộ và an toàn
Nghiên cứu mà như không nghiên cứu. Cuối cùng cũng chẳng đưa ra được kết luận gì cụ thể.
Cái này phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng và sức mạnh trái tim của mỗi người
Ví dụ tôi chạy 21km-1h45 thì HR trung bình 165. Nhưng anh tôi chạy 42k-sub3 mà HR trung bình có 158
Ổng chạy 5k-3.15 mà tym ko quá 165
Nên nó phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh ban đầu của cơ thể và trái tim
Dạo này lắm ô tập đột quỵ quá. Thể thao là tốt nhưng vừa phải thôi. Cứ đi nhảy nhảy check in vô nhà ngủ là oke
cái gì cũng vậy, quá thì thường là không tốt
Ben0311
ĐẠI BÀNG
6 tháng
Đọc câu cuối là được rồi 😁
Trái tim thì cũng có tuổi và cường độ của nó thôi, cứ ngày nào cũng tập luyện nặng, bắt nó đập liên tục thì cũng đến lúc nó xuống cấp thôi. Kiểu như mấy người lao động nặng và vất vả, thường sẽ tuổi thọ ngắn, ko ảnh hưởng lên tim thì cũng sẽ các bộ phận khác thôi
Mình nghĩ mỗi loài sinh ra đều được sống đến khi quả tim đập đến 1 số lần nhất định (vd: 3 tỉ lần tương đương 100 tuổi). Ông nào nhịp tim càng ổn định càng sống lâu (thiền sư, yogi..), còn ông nào nhịp tim càng nhanh càng bị rút ngắn tuổi thọ.
Như con rùa tim đập có 6-8l/phút sống 200 năm tuổi. Con chim ruồi tim đập 1000-1200 l/p, sống 3-5 năm.
@kidlawa_1625 gì cũng có life time
Lonely08
TÍCH CỰC
6 tháng
@kidlawa_1625 cái này thì đúng nhưng lại rất khác với tập thể thao
tập thể thao để tim đập nhanh, nhưng không vì thế mà tổn hại tuổi thọ. Tim đập nhanh để máu lưu thông cơ thể, trao đổi chất nhiều, rất tốt cho nội tạng và còn nhiều cái nữa...
bác có để ý là dân tập thể thao thì trẻ hơn so với tuổi và sống lâu hơn không??
TRILLION
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@kidlawa_1625 Ông nói đúng một một phần thôi nên thành ra kết luận sai lầm. Tuổi thọ con người phụ thuộc vào tất cả các bộ phận, chỉ cần 1 bộ phận bị lỗi là đi tong, bản thân trái tim sẽ hoạt động tốt gấp nhiều lầm tuổi thọ của con người nên đừng nghĩ nó hoạt động chậm là tăng tuổi thọ, hoạt động nhanh là rút ngắn tuổi thọ nhé

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019