ABS giúp bảo vệ tính mạng người đi xe hai bánh - Phần 1: Hiện trạng giao thông Đông Nam Á

Lê Q Khánh
20/6/2022 2:37Phản hồi: 64
ABS giúp bảo vệ tính mạng người đi xe hai bánh - Phần 1: Hiện trạng giao thông Đông Nam Á
Hệ thống chống bó cứng phanh (Anti-lock Braking System - ABS) là một trang bị an toàn trên các phương tiện hoạt động trên mặt đất, gồm có ô tô, mô tô, xe tải, và xe buýt. ABS hoạt động bằng cách ngăn bánh xe bị khóa khi phanh, do đó duy trì được độ bám với mặt đường và cho phép người lái kiểm soát chiếc xe của mình tốt hơn. Trong những năm gần đây, một số dòng xe máy bán ra ở Việt Nam đã được trang bị ABS (và với mức giá cao hơn so với phiên bản không ABS), tuy nhiên vẫn còn nhiều dòng xe, đặc biệt là xe phân khối nhỏ, vẫn chưa được trang bị hệ thống an toàn này. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh ABS làm giảm đáng kể số tai nạn dẫn đến thương tật và tử vong. Lợi ích của ABS là không cần bàn cãi trong việc điều khiển những chiếc mô tô xe máy hằng ngày. Qua quan sát của mình, nhiều vụ tai nạn và thương vong hoàn toàn tránh được nếu xe máy có ABS. Trong bài này, mình muốn mang đến cho anh em một cái nhìn tổng quan về hiện trạng giao thông xe hai bánh ở Đông Nam Á, nơi có những quốc gia tương đồng với Việt Nam về cơ sở hạ tầng đường sá cũng như thói quen sử dụng xe hai bánh, các yếu tố rủi ro cho người chạy xe hai bánh, cũng như những phân tích tại sao ABS cần bắt buộc được trang bị trên những chiếc xe hai bánh từ góc nhìn kinh tế, xã hội. Bài viết được chia làm hai phần, với tiêu đề là chung là “ABS giúp bảo vệ tính mạng người đi xe hai bánh”.

Mô tô xe máy (motorcycles): Phương tiện gây tử vong số một trên đường ở Đông Nam Á


Tai nạn giao thông đường bộ làm tử vong hàng triệu người trẻ tuổi

Theo Báo cáo Hiện trạng Toàn cầu của WHO về An toàn Đường bộ 2018, trên toàn cầu có 1,35 triệu sinh mạng đã ra đi trong năm 2016 do chấn thương liên quan đến giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân đứng hàng thứ tám trong tổng số ca tử vong trên toàn cầu với tỷ lệ tử vong là 18,2 trên 100.000 dân và là nguyên nhân số một gây tử vong cho trẻ em và thanh niên trong độ tuổi 5–29. Các ca tử vong và thương tích do tai nạn giao thông đường bộ phân bố không đồng đều trên toàn thế giới, với 93% số ca tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chiếm 60% số phương tiện giao thông trên thế giới.


Các nước thu nhập thấp và trung bình có tỷ lệ tử vong cao gấp ba lần so với các nước thu nhập cao. Hơn nữa, hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình đều có tỷ lệ tử vong do giao thông đường bộ tăng lên, trong khi hầu hết các nước có thu nhập cao đã ổn định và giảm tỷ lệ tử vong do giao thông đường bộ.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Khu vực Đông Nam Á (South-East Asia - SEA), 396.824 người đã thiệt mạng trong năm 2016, và tử vong do giao thông đường bộ liên tục tăng kể từ năm 2007. Khu vực Đông Nam Á có 8,5% dân số toàn cầu nhưng chiếm tới 29,4% số ca tử vong do tai nạn giao thông toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2019 của WHO cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ người chết do tai nạn giao thông là 30,5 trên 100.000 dân, xếp thứ hai ở khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan với tỷ lệ tử vong 32,7 trên 100.000 dân.

abssaveslives_1.jpg

An toàn đường bộ: yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội

An toàn đường bộ đã được công nhận là thành tố cốt lõi của Chương trình nghị sự phát triển bền vững (Sustainable Development Agenda) với hai mục tiêu liên quan đến nó. Các vụ va chạm giao thông đường bộ gây ra thiệt hại lớn cho xã hội; tác động đến thiệt hại tài sản và chi phí sức khỏe cộng đồng, và ảnh hưởng đến năng suất của xã hội. Điều này càng đặc biệt vì số lượng nạn nhân cao nhất là thanh niên, lực lượng lao động chính. Thương tật giao thông đường bộ khiến các quốc gia thiệt hại từ 3% đến 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ, bao gồm chi phí nằm viện, chăm sóc dài hạn, thiệt hại vật chất, cảnh sát và dịch vụ cứu hộ, v.v.


abssaveslives_2.jpg
Thương tích và tử vong do giao thông đường bộ khiến các gia đình không còn người trụ cột vì mất việc làm, năng suất và tàn tật. Lấy một quốc gia tương đồng Việt Nam về điều kiện đường sá và hiện trạng giao thông làm ví dụ. Dựa trên một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ, trong giai đoạn 2011-2013, là 545 tỷ Baht (~ 15,5 tỷ đô-la Mỹ) mỗi năm hoặc tương đương 6% GDP của nước này. Một nghiên cứu khác dự báo rằng Thái Lan có thể tăng 22% GDP vào năm 2038 (từ mức cơ sở năm 2014) nếu nước này có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững là giảm một nửa số ca tử vong do giao thông đường bộ trong 24 năm tới. Do đó, đầu tư cho an toàn giao thông đường bộ là một cách hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Khu vực Đông Nam Á: tâm chấn toàn cầu về tử vong do xe máy

Hơn một nửa số ca tử vong trên toàn cầu là ở những người tham gia giao thông dễ bị tổn thương, bao gồm người đi bộ, đi xe đạp và người sử dụng xe hai và ba bánh (powered two- and three-wheelers - PTW). Trên toàn cầu, Đông Nam Á có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số người sử dụng xe hai và ba bánh, ở mức 43%. Ở nước ta, tỷ lệ tử vong ở nhóm này cao tới 85%, gần gấp ba tỷ lệ toàn cầu (28%). Ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ sử dụng xe hai bánh và ba bánh trong các ca tử vong do giao thông đường bộ cũng cao đáng báo động: ở Thái Lan là 74,4%, Indonesia 73,6%, Myanmar 64,8%. Ở khu vực Đông Nam Á, tử vong [khi điều khiển xe hai và ba bánh] ở độ tuổi thanh niên chiếm đa số. Tại Thái Lan, những thanh niên 15–34 tuổi này chiếm hơn 60% tổng số ca tử vong liên quan đến xe hai bánh và xe ba bánh vào năm 2016.


abssaveslives_3.jpg
Phân bố tử vong theo phương tiện sử dụng trên đường bộ theo khu vực: Ở Đông Nam Á, xe hai bánh và ba bánh chiếm tới 43% số ca tử vong, cao nhất trên thế giới.
Theo Báo cáo Hiện trạng Toàn cầu của WHO về An toàn Đường bộ (2018)

abssaveslives_4.jpg
Tử vong đường bộ theo các loại xe sử dụng ở Thái Lan: Xe hai và ba bánh chiếm gần ¾.

Quảng cáo


abssaveslives_5.jpg
Việt Nam không có số liệu nhưng nếu lấy Thái Lan làm thước đo thì con số tử vong do xe hai và ba bánh ở Việt Nam chắc chắn cao hơn Thái Lan.

Xe máy động cơ nhỏ: mối quan ngại chính cho an toàn đường bộ ở Đông Nam Á

Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chiếm phần lớn số xe máy toàn cầu. Xe mô tô hai và ba bánh chiếm 74,5% tổng số phương tiện được đăng ký ở Đông Nam Á vào năm 2013, theo WHO. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường chính, với tốc độ tăng trưởng liên tục, đối với các nhà sản xuất xe máy. Tại Việt Nam, xe mô tô hai hoặc ba bánh chiếm 95% tổng số phương tiện được đăng ký và khoảng 7.500 xe máy mới được đăng ký mỗi ngày. Ở Việt Nam chúng ta cũng như nhiều nước tương đồng về cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị, xe máy đã trở nên phổ biến trong những thập kỷ gần đây do khả năng di chuyển hợp lý ở những khu vực hạn chế giao thông công cộng và ở các thành phố tắc nghẽn giao thông. Một thống kê năm 2016 cho biết Việt Nam có gần 51 triệu phương tiện giao thông được đăng ký, và 93% số này là xe hai và ba bánh. Tổng số xe hai bánh tăng lên 65 triệu vào năm 2020. Ngoài ra, còn khá nhiều xe hai bánh không được đăng ký. Nghĩa là với số dân 96 triệu, cứ ba người thì có hai người sở hữu một chiếc xe máy.


abssaveslives_6.jpg

Điều đáng chú ý là hơn 80% xe máy ở Việt Nam cũng như các nước khác trong Khu vực Đông Nam Á thuộc loại “động cơ dung tích nhỏ” dưới 150 cc. Số lượng xe máy dường như có mối liên hệ thuận với mức độ các trường hợp tử vong do giao thông đường bộ trong các xã hội được mô tả trong Hình 4. Cứ mỗi dặm (1,6 km) xe đi, người đi xe máy có nguy cơ tử vong trong một vụ tai nạn cao hơn 34 lần so với những người điều khiển các loại phương tiện cơ giới khác và họ cũng có nguy cơ bị thương cao hơn 8 lần . Sự phổ biến và tăng trưởng của xe máy, đặc biệt là xe máy động cơ nhỏ, đặt ra hai mối quan tâm lớn của công chúng đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thứ nhất, xe máy được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, một số mục đích sử dụng có rủi ro cao hơn, bao gồm chở nhiều hành khách và các phương tiện thương mại công cộng (xe ôm và kinh doanh logistic). Nguy cơ chấn thương có thể còn cao hơn ở những người đi xe mô tô động cơ nhỏ và chở thêm hành khách.

Thứ hai, sự phát triển của các tiêu chuẩn và quy định an toàn để bảo vệ người dùng không thể theo kịp tốc độ phát triển của thị trường. Vì vậy, giải quyết những rủi ro liên quan đến xe mô tô động cơ nhỏ là bản chất tất yếu của việc thúc đẩy an toàn giao thông đường bộ trong Khu vực Đông Nam Á.

Quảng cáo


Các yếu tố nguy cơ đối với xe máy: Chúng ta biết gì?

Các yếu tố rủi ro có thể thay đổi được đối với xe máy được phân thành ba nhóm: kết cấu hạ tầng đường bộ an toàn hơn, người sử dụng có ý thức về an toàn cao hơn, và phương tiện giao thông an toàn hơn. Trong số này, các yếu tố rủi ro chính được xác định liên quan đến sự an toàn của xe máy, cũng như các lựa chọn can thiệp, được trình bày trong bảng dưới đây. Độ ổn định khi vận hành của xe máy thường bị bỏ qua, mặc dù chúng ta có sẵn công nghệ và bằng chứng vững chắc về hiệu quả của công nghệ. Công nghệ có thể giải quyết cả xác suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ va chạm xe máy, đặc biệt khi gặp điều kiện đường xá nguy hiểm dẫn đến mất kiểm soát.


abssaveslives_7.jpg
abssaveslives_8.jpg
abssaveslives_10.jpg
Hết Phần 1.

Phần 2: Có thể ngăn ngừa ⅓ số ca tử vong với ABS.
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lạm phát tăng cao, tiền thì ít, giá cả leo thang thì lấy gì mua xe khác ngoài xe máy.
Nhà nước nên phát mỗi hộ gia đình 1 chiếc ô tô để đảm bảo an toàn cho ng dân 😁
@althonx5 Ví dụ của bạn mình cũng đã lời rồi đó, mức lương 3tr 5tr trong 3 năm vẫn mua xe máy trả góp dc nhé. Rồi tóm lại là bạn ko chứng minh dc đúng ko? Nói có sách mách có chứng, còn ko thì im lặng cho ng ta nhờ bạn nhé 😆
althonx5
TÍCH CỰC
2 năm
@Crazylove4u ok ! Từ mai đừng bám váy mẹ nữa, ra thuê trọ ở riêng tự trang trải cuộc sống đi em.
@althonx5 Mình đi làm được 8 năm rồi bạn ạ. có cần phải bám váy mẹ mình nữa không? 😆 Đã không biết rõ về cuộc sống ngta thì đừng nên phán bừa nha 😁
althonx5
TÍCH CỰC
2 năm
@Crazylove4u ok !
Đường hẹp dân đông, lại tập trung hết ở đô thị, xe bus công cộng còn nhiều điểm chưa phù hợp, thời tiết thì quá nóng để có thể đi bộ, ... tổng hợp lại thì xe máy là phù hợp nhất
Xe máy thì kinh hoàng rồi. Cách đây 7 8 năm mỗi năm toàn 10.000 chết vì tai nạm giao thông mà phần lớn liên quan đến xe máy
Hóng mấy thanh niên thể hiện ta đây ko cần ABS vào cmt
@nospecial theo mình biết hiện nay 125cc chỉ có vespa và liberty có abs
@thinhnguyen1004 Mình thì phải 3 4 lần thấy ABS hoạt động trên con SH của mình rồi (tay phanh giật giật), những lần đó mình không hề đi nhanh nhé nhưng có lần thì đường trơn, lần thì người khác đi ẩu, lần thì vào cua, nếu không có ABS thì nhẹ cũng đổ xe, nặng thì xòe rồi.
Ngày xưa đi con Airblade cũng xòe đôi lần vì tình huống phanh gấp, bó cứng phanh mất lái nên ABS là tiêu chí hàng đầu.
Nói chuyện với các thanh niên: kỹ năng mới quan trọng, trong phố không cần, xe yếu không cần, v.v... mệt lắm 😆 ngày xưa còn có thanh niên tuyên bố khi cần tôi sẽ chủ động ngã xe để phanh còn hiệu quả hơn ABS 😃) hài lắm.
@spetsnaz GRU Biết bao nhiêu thanh niên ngắm gà khoả thân vì kỹ năng đó bác kaka. Nói chung là có công nghệ hỗ trợ thì sẽ đỡ hơn rất nhiều
funnyduck123
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Vịt Yêu Spa Đọc bài viết, nếu bạn dùng đầu để suy nghĩ thì sẽ thấy bài không có ý nghĩa gì về mặt khoa học vì toàn dẫn số liệu nước ngoài, mô hình cuối thì cũng chỉ chứng minh ABS trên xe là quan trọng, nhưng lại không nói điều này đóng góp bao nhiêu % so với các điều khác. Mặt khác về lý thuyết thì ở VN hạn chế tốc độ trong đô thị chỉ tới 50kmh thậm chí có ý kiến muốn giảm tốc độ trong đô thị xuống dưới 50kmh, trong khi đó điều kiện kích hoạt ABS là 40mph hay chính xác là 64kmh như vậy ABS là vô nghĩa trong đô thị VN và chỉ ứng dụng được với đường ngoài khu vực đông dân cư, không có biển giới hạn tốc độ khi xe máy có thể đạt 70kmh theo thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Thiết yếu như vậy chứ làm 6 tháng mua xe vinfast 30tr nhưng không có abs. mặc dù xe không nhập khẩu.
Mặc dù chạy rất kinh nghiệm nhưng cũng bị xòe vài lần suýt ăn gà khỏa thân. Đơn giản đường xá VN rất xấu. Đang chạy bon bon nhanh gặp ngay ổ gà/đường đá sỏi phải bóp gấp. Thế là xòe. Còn nếu chạy chậm dễ phản ứng, thì mất thời gian lỡ bao nhiêu việc. Ai đi đường xa sẽ hiểu khó khăn vì không biết đoạn đường nào xấu nhiều ổ gà mà chuẩn bị chạy chậm!
Hiêp hội xe máy VN VAMM là lũ khốn nạn, chuyện trang bị ABS đại trà hay không sẽ do bọn chúng quyết định... Kế đến là quan chức sâu bụng bự bao nhiêu năm nay làm luật không bao giờ đứng về phe dân. Chỉ chăm chăm thu tiền phạt.
@nospecial Mà tôi nói câu nói ở VN 125cc có ABS đó chỗ nào thế?
VN không có nhưng nước ngoài thì có. Bạn gõ xsr125 hoặc các dòng 125cc sc ở Eu sẽ thấy bắt buộc phải có ABS.
Tại nạn giao thông, thương vong nhiều ở người đi xe máy vì không có xe hơi để đi, vì đường xá, vì nhiều cái….và ABS chỉ là một. Lấy tiêu để ABS làm méo mó thông tin.
@Xmatphon Mình đang quan tâm về số liệu thống kê tỉ lệ tai nạn giữa xe có ABS/xe không có ABS chênh lệch nhiều không. Việc có ABS đồng nghĩa là an toàn hơn nhưng không thể đánh đồng 100% là không có tai nạn vì tai nạn tại Việt nam có nhiều nguyên nhân rất vớ vẩn
@born2yesterday mà bạn gì ơi, đoạn nào nói có ABS là 100% ko có tai nạn vậy ?
Tuan-Art
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mới xong đang chạy bon bon sau cái x2 con đâu ra thằng oto vươt ngươc chiều láo làm thắng gấp . Hôm đó mà đi mấy con ko ABS 1 là chui gầm 2 là húc đít thằng xe trước
Bữa qua cam chơi thấy bên đấy nhà nhà người người xe hơi 😔
không phải không muốn mua xe có ABS mà do xe máy bị làm giá quá cao, bán giá chênh lệch với giá đề xuất của hãng cao khủng khiếp nên bớt cái ABS thì bớt được 1 phần tiền.
Công nhận abs cho phanh trước rất hũu dụng
ABS giảm thiểu được phần nhỏ tí tẹo, ý thức tham gia giao thông bừa bãi của một số người mới là phần lớn gây ra tai nạn
@Duy Phạm dinh phần nhỏ đó cũng là nhiều mạng người lắm đó bạn gì ơi !
tai nạn giao thông nằm ở ý thức...không nằm ở cái thắng xe
Chính ra Elon Musk nói câu "Lúc nào đó lái xe sẽ là bất hợp pháp" là đúng. Mỗi năm Việt nam mình vẫn chết gần 10,000 người vì tai nạn giao thông. Số còn sống mà thương tật thì hậu quả cả đời. Phanh ABS cũng chỉ là cứu cánh trong một số trường hợp thôi. Gốc rễ của tai nạn giao thông vẫn là phóng nhanh vượt ẩu, thiếu quan sát, uống rượu bia lái xa. Nhà nước cần thắt chặt hơn nữa việc cấp giấy phép lái xe. Chỉ bán bia rượu cho người trên 18. VI phạm nồng độ cồn là tịch thu xe. Đưa an toàn giao thông là môn bắt buộc dạy tiểu học. Người nhà mình mất vì tai nạn giao thông, mình rất buồn
vẫn là ý thức thôi à, vẫn còn phóng nhanh, vượt ẩu, lấn tuyến, lạng lách, vượt đèn đỏ... thì có đi xe tăng, đường rộng 100m thì vẫn xảy ra tai nạn, vẫn có ng die vì tai nạn giao thông. Không có ý thức thì cơ sở hạ tầng có tốt bao nhiêu, xe có xịn bao nhiêu thì cũng chẳng thể cứu mạng ai đc.
Bọn quan tham nó nuốt hết, nếu dùng số tiền cho con du học và định cư Mỹ thì VN đường sá không thua các nước ĐNA đâu. Hoặc làm tàu điện phương tiện công cộng cho dân thì đã ko có tình trạng trên
cryon57
TÍCH CỰC
2 năm
Trong khi đó hãng H lại tự tin bán chiếc xe tay ga giá 50tr mà chả buồn lắp abs 😅
Ước tính của WHO về số ca khá là sát tuy có cao hơn cho tất cả các nước trừ VN, tăng đâu đó có 3 lần. Vậy việc con số ca giảm ở VN là thật hay ảo 😁
@thanhlonghp À, giảm trên giấy tờ, trên số liệu báo cáo thôi.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019