CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT: VIÊM TEO DẠ DÀY VÀ CHUYỂN SẢN RUỘT – Theo các Hiệp Hội Tiêu Hóa thế giới

18/7/2022 0:22Phản hồi: 0
CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT: VIÊM TEO DẠ DÀY VÀ CHUYỂN SẢN RUỘT – Theo các Hiệp Hội Tiêu Hóa thế giới
Nguồn: https://doi.org/10.1053/j.gastro.2021.06.078
Bs Huỳnh Văn Trung- Nội tiêu hóa gan mật- TTNS&PTNS- Bệnh viện Tâm Anh TPHCM

1. Định nghĩa, yếu tố nguy cơ và phân loại chuyển sản ruột:

• Chuyển sản ruột đựoc phân loại dựa vào mô bệnh học gồm chuyển sản ruột hòan tòan và không hòan toàn. Chuyển sản ruột không hòan tòan giống biểu mô đại tràng, với các giọt mucin không đều có kích thước thay đổi trong tế bào chất và không có viền bàn chải. Chuyển sản ruột hòan tòan giống biểu mô ruột non với tế bào ưa axit, bờ bàn chải, tế bào Gobnet và tế bào Paneth biến đổi.
• Bệnh nhân với chuyển sản ruột không hòan tòan sẽ được nội soi kèm sinh thiết đánh giá mức độ lan rộng đồng thời loại trừ loạn sản hoặc ung thư biểu mô tế bào tuyến. Thực hiện bấm sinh thiết tại 6 vị trí dạ dày bao gồm: bờ cong nhỏ vùng hang vị- bờ cong lớn vùng hang vị- góc bờ cong nhỏ dạ dày- bờ cong lớn dạ dày- bờ cong nhỏ dạ dày- đáy vị và bất kỳ vị trí tổn thuơng (nếu có)
• Chuyển sản ruột hòan tòan kết hợp nguy cơ thấp ung thư dạ dày => nếu bệnh nhân không có nguy cơ khác của ung thư dạ dày => không cần nội soi theo dõi
• Yếu tố nguy cơ chuyển sản ruột bao gồm: nhiễm Hp, chế độ ăn nhiều muối, thuốc lá, ruợu bia, trào nguợc dịch mật mạn tính.
• Tỉ lệ ung thư dạ dày hằng năm từ 0.1 %– 0.25 % ở bệnh nhân viêm teo dạ dày mạn tính, 0.25% ở bệnh nhân với chuyển sản ruột và tới 1.36 % với bất kỳ u tân sinh dạ dày (bao gồm loạn sản và u thần kinh nội tiết) (1), (2)
• Tỉ lệ tích lũy ung thư dạ dày/ 10 năm ở bệnh nhân chuyển sản ruột # 2.4%.
• Một nghiên cứu ở Nhật Bản: tỉ lệ tích lũy ung thư dạ dày/ thời điểm 5 năm ở bệnh nhân viêm teo dạ dày lan rộng # 1.9 %– 10 % , và ở bệnh nhân chuyển sản ruột # 5.3 % – 9.8% (3)

2. Hội nội soi Châu Âu 2019 (European Society of Gastrointestinal Endoscopy- ESGE) (hình đính kèm)

• Bệnh nhân với viêm teo dạ dày mạn tính hoặc chuyển sản ruột là nguy cơ ung thư biểu mô tuyến dạ dày -High quality evidence (100 % agree [94 % strongly or moderately agree])
• Kết quả mô học với chuyển sản ruột là giá trị đáng tin cậy nhất khẳng định teo niêm mạc dạ dày- High quality evidence (100 % agree [100 % strongly or moderately agree])
• Nội soi độ phân giải cao với nhuộm màu (High definition endoscopy with chromoendoscopy (CE) tốt hơn nội soi ánh sáng trắng có độ phân giải cao (high definition white-light endoscopy) cho chẩn đoán tổn thương tiền ung thư dạ dày hoặc tổn thương u tân sinh giai đoạn sớm- High quality evidence (94 % agree [94 % strongly or moderately agree
• Bệnh nhân viêm dạ dày giai đoạn tiến triển với viêm teo và/hoặc chuyển sản ruột ở cả hai vùng thân- hang vị => là nguy cơ cao ung thư biểu mô tuyến dạ dày- Moderate quality evidence, strong recommendation (94 % agree [94 % strongly or moderately agree])
• Quản lý bệnh nhân viêm teo dạ dày mạn tính hoặc chuyển sản ruột nhằm ngăn ngừa tiến triển đến loạn sản cao và carcinoma xâm lấn- Moderate quality evidence, strong recommendation (100 % agree [100 % strongly or moderately agree])
• Nội soi dạ dày có tổn thương kèm kết quả mô học loạn sản cao hoặc thấp hoặc carcinoma => đánh giá giai đoạn và điều trị- High quality evidence, strong recommendation (94 % agree [94 % strongly or moderately agree])
• Nội soi dạ dày kết hợp sinh thiết nhằm đánh giá tình trạng nhiễm Hp đồng thời xác định giai đoạn tiến triển của viêm teo dạ dày- Moderate quality evidence, strong recommendation (88 % agree [77 % strongly or moderately agree]).
• Bệnh nhân viêm teo hang vị mức độ trung bình- nhẹ => không có bằng chứng khuyến cáo theo dõi- Moderate quality evidence, strong recommendation (100 % agree [100 % strongly or moderately agree]).
• Bệnh nhân chuyển sản ruột ở một vị trí có nguy cơ ung thư dạ dày, tuy nhiên nguy cơ này không nhất thiết theo dõi trong phần lớn truờng hợp nhất là khi bằng chứng sinh thiết/ nội soi loại trừ viêm teo dạ dày giai đoạn tiến triển - Moderate quality evidence, strong recommendation (100 % agree [82 % strongly or moderately agree]).
• Bệnh nhân chuyển sản ruột ở một vị trí (hang vị hoặc thân vị), đồng thời tiền căn gia đình ung thư dạ dày hoặc chuyển sản ruột không hòan toàn hoặc viêm dạ dày nhiễm HP dai dẳng hoặc viêm dạ dày tự miễn => nội soi độ phân giải cao với nhuộm màu (High definition endoscopy with chromoendoscopy (CE) kèm sinh thiết và theo dõi mỗi 3 năm- Low quality evidence, weak recommendation (82 % agree [76% strongly or moderately agree]).
• Bệnh nhân viêm teo dạ dày tiến triển (teo nặng hoặc chuyển sản ruột ở cả 2 vùng hang vị và thân vị, OLGA/OLGIM III/IV => theo dõi mỗi 3 năm với nội soi độ phân giải cao- Low quality evidence, strong recommendation (100 % agree [94 % strongly or moderately agree]).
• Bệnh nhân viêm teo dạ dày giai đoạn tiến triển đồng thời có tiền căn gia đình ung thư dạ dày => theo dõi tích cực mỗi 1-2 năm sau chẩn đóan- Low quality evidence, weak recommendation (82 % agree [65% strongly or moderately agree]).

3. Hội tiêu hóa Anh quốc 2019 (British Society of Gastroenterology)

• Gợi ý nội soi dạ dày theo dõi mỗi 3 năm ở bệnh nhân viêm teo dạ dày lan rộng hoặc chuyển sản ruột ở vùng hang vị và thân vị- (quality of evidence: low quality; grade of recommendation: strong)
• Nội soi theo dõi ở bệnh nhân viêm teo dạ dày hoặc chuyển sản ruột giới hạn tại vùng hang vị không được khuyến cáo. Trừ khi kèm các yếu tố nguy cơ khác như: tiền căn gia đình ung thư dạ dày, nhiễm Hp dai dẵng => nội soi theo dõi mỗi 3 năm- (quality of evidence: low; grade of recommendation: strong)

4. Hội tiêu hóa Italian 2019 (Italian Society of Gastroenterology)

• Bệnh nhân với giai đoạn tiến triển của viêm teo dạ dày (ie, viêm teo hoặc chuyển sản ruột ít nhất mức độ trung bình- nặng ở cả hai vùng hang vị và thân vị (stage III/IV OLGA or OLGIM) => nội soi theo dõi mỗi 3 năm với độ phân giải cao - (evidence level: C; grade of recommendation: 1)
• Bệnh nhân viêm teo dạ dày, đặc biệt khi kết hợp với thiếu máu ác tính (pernicious anemia) => nội soi theo dõi mỗi 3-5 năm- (evidence level: B; grade of recommendation 2).

Quảng cáo


5. Hội nội soi Hoa Kỳ 2015 (American Society of Gastrointestinal Endoscopy (ASGE)

• ASGE gợi ý nội soi dạ dày trong vòng 6 tháng sau chẩn đoán thiếu máu ác tính (pernicious anemia) hoặc khi có triệu chứng tiêu hóa trên ở bệnh nhân thiếu máu ác tính- quality of evidence: low; grade of recommendation: not provided)
Tài liệu tham khảo
1. de Vries AC, van Grieken NC, Looman CW et al. Gastric cancer risk in patients with premalignant gastric lesions: a nationwide cohort study in the Netherlands. Gastroenterology 2008; 134: 945 – 952
2. Lahner E, Esposito G, Pilozzi E et al. Occurrence of gastric cancer and carcinoids in atrophic gastritis during prospective long-term follow up. Scand J Gastroenterol 2015; 50: 856 – 865
3. (Shichijo S, Hirata Y, Niikura R et al. Histologic intestinal metaplasia and endoscopic atrophy are predictors of gastric cancer development after Helicobacter pylori eradication. Gastrointest Endosc 2016; 84: 618 – 624)

Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019