Nga đã nã đạn cối hạng nặng, dẫn đường bằng laser vào nhà máy luyện kim Azovstal ở Mariupol. Những quả đạn cối Smelchak dẫn đường bằng laser này được bắng cối tự hành 2S4 Tyulpan - pháo cối lớn nhất thế giới.
Cũng giống như nhiều loại pháo, cối cũng đã trải qua quá trình cơ giới hóa trong những năm tiền Chiến tranh thế giới thứ 2. Để đưa những khẩu cối cỡ lớn ra chiến trường thì người ta đã nghĩ ra nhiều cách như lắp trên khung gầm bánh lốp để kéo theo sau xe cơ giới hạng nhẹ, sau đó là đưa lên các khung gầm bánh xích tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, di chuyển cùng tổ lái và kíp vận hành. Ngày nay, cối tự hành đã được phát triển thành những nền tảng tự động trông y hệt xe tăng chẳng hạn như AMOS (Advanced Mortart System) của liên minh Phần Lan - Thụy Điển hay Patria NEMO (New Mortar) của Partria Land Oy, Phần Lan. Nga cũng sở hữu một loại pháo cối tự hành tối tân là 2S31 Vena bắn đạn cối 120 mm. Thế nhưng 2S4 Tyulpan (Tulip) hiện vẫn là cối lớn nhất, uy lực nhất vẫn còn được sử dụng trên thế giới khi nó có thể bắn những quả đạn cối 240 mm sức nổ lớn, thậm chí là cả đầu đạn hạt nhân.
Trở lại với 2S4 Tyulpan thì loại cối tự hành này được phát triển sau Thế chiến 2. Liên Xô khi đó đã phát triển 2 loại cối bộ binh là 160 mm và 240 mm với thiết kế nạp đạn sau (breech-loaded) tương tự như pháo. Tuy nhiên, do kích thước lớn, trọng lượng của cối và đạn cối đều rất lớn khiến những hệ thống cối này trở nên kém hữu ích trên chiến trường với vai trò của vũ khí bộ binh và chúng cũng mất đi những ưu điểm của cối bộ binh đó là hoạt động đơn giản, tốc độ triển khai nhanh và tính cơ động. Để giải quyết vấn đề cơ động, những người đứng đầu quân đội Liên Xô đã đề xuất gắn cối hạng nặng trên một khung gầm tự hành dùng bánh xích. Khẩu cối sẽ được lắp bên ngoài khung gầm thay vì nằm ẩn trong cấu trúc phương tiện hoặc tháp pháo. Khi bắn, cối được mở ra sau phương tiện, neo xuống mặt đất với một tấm giảm giật khổng lồ. Thiết kế này giúp đơn giản hóa thiết kế tổng thể lẫn quá trình chế tạo phương tiện.
Cũng giống như nhiều loại pháo, cối cũng đã trải qua quá trình cơ giới hóa trong những năm tiền Chiến tranh thế giới thứ 2. Để đưa những khẩu cối cỡ lớn ra chiến trường thì người ta đã nghĩ ra nhiều cách như lắp trên khung gầm bánh lốp để kéo theo sau xe cơ giới hạng nhẹ, sau đó là đưa lên các khung gầm bánh xích tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, di chuyển cùng tổ lái và kíp vận hành. Ngày nay, cối tự hành đã được phát triển thành những nền tảng tự động trông y hệt xe tăng chẳng hạn như AMOS (Advanced Mortart System) của liên minh Phần Lan - Thụy Điển hay Patria NEMO (New Mortar) của Partria Land Oy, Phần Lan. Nga cũng sở hữu một loại pháo cối tự hành tối tân là 2S31 Vena bắn đạn cối 120 mm. Thế nhưng 2S4 Tyulpan (Tulip) hiện vẫn là cối lớn nhất, uy lực nhất vẫn còn được sử dụng trên thế giới khi nó có thể bắn những quả đạn cối 240 mm sức nổ lớn, thậm chí là cả đầu đạn hạt nhân.
Trở lại với 2S4 Tyulpan thì loại cối tự hành này được phát triển sau Thế chiến 2. Liên Xô khi đó đã phát triển 2 loại cối bộ binh là 160 mm và 240 mm với thiết kế nạp đạn sau (breech-loaded) tương tự như pháo. Tuy nhiên, do kích thước lớn, trọng lượng của cối và đạn cối đều rất lớn khiến những hệ thống cối này trở nên kém hữu ích trên chiến trường với vai trò của vũ khí bộ binh và chúng cũng mất đi những ưu điểm của cối bộ binh đó là hoạt động đơn giản, tốc độ triển khai nhanh và tính cơ động. Để giải quyết vấn đề cơ động, những người đứng đầu quân đội Liên Xô đã đề xuất gắn cối hạng nặng trên một khung gầm tự hành dùng bánh xích. Khẩu cối sẽ được lắp bên ngoài khung gầm thay vì nằm ẩn trong cấu trúc phương tiện hoặc tháp pháo. Khi bắn, cối được mở ra sau phương tiện, neo xuống mặt đất với một tấm giảm giật khổng lồ. Thiết kế này giúp đơn giản hóa thiết kế tổng thể lẫn quá trình chế tạo phương tiện.
Cối tự hành 2S4 Tyulpan bắt đầu được thiết kế từ năm 1967 bởi các kỹ sư đến từ phòng thiết kế SKB thuộc nhà máy chế tạo máy Perm. Họ sử dụng cối M240 - một loại cối hạng nặng đã có lịch sử hoạt động lâu đời từ năm 1950. M240 nặng đến hơn 4 tấn, nòng cối dài 5 m, thiết kế đạn nạp sau bằng cách đưa nòng cối xuống phương ngang song song với mặt đất. Cối M240 cần đến 11 người để vận hành, thời gian triển khai đến sẵn sàng bắn là 25 phút và tốc độ bắn 1 quả mỗi phút.
Ban đầu, các nhà thiết kế Liên Xô muốn đặt cối 240 mm trên một khung gầm dùng chung với pháo tự hành 2S1 Gvozdika. Thế nhưng khung gầm này không đủ chắc chắn để có thể chịu được độ giật lên tới 400 tấn lực của cối 240 mm. Sau cùng khung gầm GM-123 - một khung gầm bánh xích được sử dụng cho các hệ thống như pháo tự hành 2S3 Akatsiya, bệ phóng tên lửa đất đối không 2K11 Krug SAM được sử dụng cho 2S4 Tyulpan. Hệ thống cối tự hành này cũng sở hữu cơ chế nạp đạn tự động bán phần. Nó có 2 trống đạn, có thể chứa đến 40 quả đạn mang đầu nổ mạnh (HE) hoặc 20 quả đạn HE trợ đẩy bằng rocket.
Các quả đạn cối được nạp vào máng nằm trên một đường ray phía trên phương tiện. Khi cối được mở ra, nòng cối được nâng lên theo phương ngang, cửa nạp sau mở, quả đạn được kéo vào nòng cối, cửa nạp sau đóng lại và cối được cho nghiêng theo góc bắn được chọn. Kíp vận hành cối 2S4 Tyulpan có 5 người gồm chỉ huy, lái xe, 3 người vận hành cối.
2S4 Tyulpan có thể bắn nhiều loại đạn cối khác nhau và hệ thống quả nổ đẩy (charge) 5 thành phần cho phép khẩu cối đạt được tầm bắn từ 800 đến 9650 m với các loại đạn nổ mạnh như 53-F-864 mang đầu đạn32 kg, trọng lượng đến 130 kg, sơ tốc đầu nòng có thể đạt 158 đến 362 m/s. Năm 1970, 2S4 Tyulpan được cho bắn đạn HE trợ đẩy bằng rocket ARM-0-3WF2. Loại đạn này mang đầu đạn 228 kg, tầm bắn đạt đến 18 km. Đến năm 1983, năng lực của 2S4 Tyulpan được tăng cường với sự xuất hiện của loại đạn cối dẫn đường laser 1K113 Smel'chak (Daredevil). Loại đạn cối này mang đầu đạn 3F5/3W84 21 kg, tầm bắn 9,2 km, trọng lượng 134,2 kg. Đầu đạn được tích hợp đầu dò năng lượng laser phản xạ, được tạo ra bởi ống ngắm laser. Mục tiêu sẽ được đánh dấu bởi chùm tia laser và đầu dò sẽ khóa tín hiệu nhiệt laser, tìm đến mục tiêu. Bên cạnh đạn cối nổ mạnh (HE) thì 2S4 Tyulpan từng được thử nghiệm bắn đạn cối mang đầu đạn hạt nhân vào năm 1970. Loại đạn cối này có tên 3WB11, trợ lực đẩy bẳng rocket có thể mang đầu đạn hạt nhân 3B4 đương lượng nổ 2 kiloton.
Smel'chak là loại đạn cối đã được quân đội Nga nả vào nhà máy luyện thép Azovstal sau khi lực lượng Ukraine cố thủ tại đây tuyên bố không đầu hàng. Theo Eurasiantimes, việc sử dụng Smel'chak để tấn công nhà máy Azovstal rất có lý bởi tổ hợp nhà máy nằm trên một mạng lưới đường hầm phức tạp, thứ đã che chắn cho lực lượng Ukraine trước các cuộc bắn phá. Đạn cối dẫn dường bằng laser có thể đánh chính xác các điểm yếu của tổ hợp nhà máy hoặc để bịt kín các lối ra/vào của đường hầm. Ngoài ra, việc lực lượng Nga ở gần khu phức hợp luyện thép giúp giải quyết tầm bắn hạn chế của 2S4 Tyulpan là tầm 9 km với các loại đầu cối không trợ đẩy bằng rocket.
Đây cũng là một diễn biến thú vị trong bối cảnh có các báo cáo về việc Nga ngày càng cạn kiệt kho vũ khí chính xác cùng với việc Không quân Nga thất bại trong việc thiết lập quyền kiểm soát không phận Ukraine. Thông thường nhiệm vụ tiêu diệt các cứ điểm kiên cố thường được thực hiện bởi các cuộc không kích bằng bom dẫn đường chính xác. Việc sử dụng các hệ thống mặt đất như cối 2S4 Tyulpan cũng mang lại lợi thế duy trì hỏa lực quan thời gian.
Quảng cáo
Cối tự hành 2S4 Tyulpan đã được sử dụng tại nhiều chiến trường như Afghanistan và Chechnya. Nó được biết đến là loại vũ khí liên tục tiêu diệt các mục tiêu một cách nhanh chóng, chính xác và ít tốn đạn. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Chechen lần thứ 2 vào năm 2000, cối 2S4 Tyulpan và đạn cối dẫn đường laser Smel'chack đã phá hủy tổng cộng 127 mục tiêu, san bằng một thành phố một cách có hệ thống từ xa.
Theo: Wikipedia; Military-Today;