Chỉ xếp sau Mona Lisa của Leonardo da Vinci, Tiếng thét (The Scream) của Edvard Munch có thể là hình tượng con người mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây.
Một hình người không rõ là nam hay nữ, hình đầu lâu, bàn tay thon dài, mắt to, lỗ mũi loe và miệng hình quả trứng đã khắc sâu trong tâm thức văn hóa tập thể của chúng ta; phong cảnh xanh lam uốn éo và đặc biệt là bầu trời màu vàng cam rực lửa đã tạo ra nhiều giả thuyết liên quan đến cảnh được miêu tả. Cũng như Mona Lisa, Tiếng thét đã trở thành mục tiêu của những vụ trộm cắp và thu hồi ấn tượng. Vào năm 2012, một phiên bản màu phấn trên bìa cứng đã được bán cho một nhà sưu tập tư nhân với giá gần 120 triệu đô la, khiến nó trở thành mức giá cao thứ hai đạt được vào thời điểm đó của một bức tranh trong cuộc đấu giá.
Được coi là một phần của chu trình bán tự truyện của Munch The Frieze of Life, bức tranh Tiếng thét tồn tại ở bốn dạng: bức tranh đầu tiên sử dụng chất liệu sơn dầu, tempera (màu keo), và phấn màu trên bìa cứng (1893), hai phiên bản phấn màu (1893, 1895) và một bức tempera cuối cùng (1910). Munch cũng tạo một phiên bản in thạch bản vào năm 1895. Các phiên bản khác nhau cho thấy sự sáng tạo của nghệ sĩ và niềm hứng thú của ông trong việc thử nghiệm các khả năng trên nhiều chất liệu truyền thống. Chủ đề của tác phẩm phù hợp với quan tâm của Munch vào thời điểm đó về các mối quan hệ, cuộc sống, cái chết và sự khiếp sợ.
Trên thực tế, Tiếng thét là một tác phẩm đơn giản đến kinh ngạc, nghệ sĩ sử dụng tối thiểu các hình thức để đạt được sự biểu đạt tối đa. Bức tranh bao gồm ba vùng chính: cây cầu, kéo dài một đường dốc từ khoảng cách giữa ở bên trái tranh để lấp đầy tiền cảnh; cảnh quan của bờ biển, hồ hoặc vịnh, và những ngọn đồi; và bầu trời với những đường uốn lượn cùng các tông màu cam, vàng, đỏ và xanh lam-xanh lục. Tiền cảnh và hậu cảnh hòa quyện vào nhau, những đường nét trữ tình của những ngọn đồi cũng gợn lên bầu trời. Những hình người hoàn toàn tách biệt khỏi cảnh quan này bởi cây cầu. Tuyến tính chặt chẽ của nó mang lại sự tương phản với hình dạng của cảnh quan và bầu trời. Hai hình người không mặt ở hậu cảnh góp phần vào độ chính xác về hình học của cây cầu, trong khi các đường mô tả thân, tay và đầu của nhân vật ở tiền cảnh cũng uốn lượn, áp đảo cảnh quan ở phía sau.
Do đó, nhân vật đang la hét có kết nối trực tiếp với thế giới tự nhiên, rõ ràng đây là ý định của Munch. Một đoạn trong nhật ký của Munch viết vào ngày 22 tháng 1 năm 1892 ở Nice, nêu lên nguồn cảm hứng cho cảnh tượng này khi ông hồi tưởng: “Tôi đang đi bộ dọc theo con đường với hai người bạn - mặt trời lặn - tôi cảm thấy sầu muộn - đột nhiên bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu. Tôi dừng lại, dựa vào lan can, mệt muốn chết - khi bầu trời rực lửa treo lên như máu và thanh gươm trên vịnh hẹp màu xanh đen cùng thành phố - Bạn bè tôi tiếp tục đi - Tôi đứng đó run rẩy vì lo lắng - và tôi cảm thấy một tiếng hét vô tận xé qua khung cảnh tự nhiên.” Nhân vật trên cây cầu - có thể là biểu tượng của chính Munch - cảm thấy tiếng kêu của thiên nhiên, một âm thanh cảm nhận từ bên trong chứ không phải nghe bằng tai. Tuy nhiên, làm thế nào để cảm giác này có thể truyền đạt qua hình ảnh?
Ảnh: Today is Art Day
Cách tiếp cận của Munch đối với trải nghiệm về hội chứng synesthesia hay là sự kết hợp của các giác quan (ví dụ: niềm tin rằng một người có thể nếm được màu sắc hay ngửi thấy một nốt nhạc), dẫn đến việc mô tả trực quan âm thanh và cảm xúc. Như vậy, Tiếng thét là đại diện chủ chốt cho chủ nghĩa Tượng trưng cũng như một nguồn cảm hứng quan trọng cho phong trào Biểu hiện đầu thế kỷ XX. Các nghệ sĩ Tượng trưng từ nhiều nước khác nhau phải đối mặt với các câu hỏi liên quan đến bản chất của tính chủ quan và sự miêu tả bằng hình ảnh của nó. Như chính Munch đã viết trong cuốn sổ ghi chép về tầm nhìn chủ quan năm 1889: “Đó không phải là chiếc ghế được sơn màu mà là những gì con người cảm nhận được liên quan đến chiếc ghế đó.”
Kể từ lần đầu tiên Tiếng thét xuất hiện, nhiều nhà phê bình và học giả đã cố gắng xác định chính xác cảnh được mô tả, cũng như nguồn cảm hứng cho nhân vật đang la hét. Chẳng hạn, người ta khẳng định rằng màu sắc khắc nghiệt bất thường của bầu trời có thể là do bụi núi lửa từ vụ phun trào Krakatoa ở Indonesia, nơi đã tạo ra cảnh hoàng hôn ngoạn mục trên khắp thế giới trong nhiều tháng sau đó. Sự kiện này xảy ra vào năm 1883, 10 năm trước khi Munch vẽ phiên bản đầu tiên của Tiếng thét. Tuy nhiên, như nhật ký của Munch được viết ở miền nam nước Pháp nhưng lại nhớ lại một buổi tối bên vịnh hẹp ở Na Uy cũng chứng tỏ rằng bức tranh là một tác phẩm về cảm giác được ghi nhớ hơn là thực tế được nhận thức. Các nhà sử học nghệ thuật cũng đã ghi nhận sự tương đồng cùa hình vẽ này với một xác ướp Peru từng được trưng bày tại Hội chợ Thế giới ở Paris năm 1889 hoặc một xác ướp khác được trưng bày ở Florence. Mặc dù những sự kiện và đối tượng như vậy hợp lý về mặt hình ảnh nhưng tác động của tác phẩm đối với người xem không phụ thuộc vào sự quen thuộc của một người với danh sách các nguồn lịch sử, tự nhiên hoặc chính thống. Thay vào đó, Munch tìm cách thể hiện cảm xúc bên trong thông qua hình thức bên ngoài và do đó, cung cấp hình ảnh trực quan cho trải nghiệm chung của con người.
Theo Khan Academy, Ảnh bìa Thought Co
Một hình người không rõ là nam hay nữ, hình đầu lâu, bàn tay thon dài, mắt to, lỗ mũi loe và miệng hình quả trứng đã khắc sâu trong tâm thức văn hóa tập thể của chúng ta; phong cảnh xanh lam uốn éo và đặc biệt là bầu trời màu vàng cam rực lửa đã tạo ra nhiều giả thuyết liên quan đến cảnh được miêu tả. Cũng như Mona Lisa, Tiếng thét đã trở thành mục tiêu của những vụ trộm cắp và thu hồi ấn tượng. Vào năm 2012, một phiên bản màu phấn trên bìa cứng đã được bán cho một nhà sưu tập tư nhân với giá gần 120 triệu đô la, khiến nó trở thành mức giá cao thứ hai đạt được vào thời điểm đó của một bức tranh trong cuộc đấu giá.
Được coi là một phần của chu trình bán tự truyện của Munch The Frieze of Life, bức tranh Tiếng thét tồn tại ở bốn dạng: bức tranh đầu tiên sử dụng chất liệu sơn dầu, tempera (màu keo), và phấn màu trên bìa cứng (1893), hai phiên bản phấn màu (1893, 1895) và một bức tempera cuối cùng (1910). Munch cũng tạo một phiên bản in thạch bản vào năm 1895. Các phiên bản khác nhau cho thấy sự sáng tạo của nghệ sĩ và niềm hứng thú của ông trong việc thử nghiệm các khả năng trên nhiều chất liệu truyền thống. Chủ đề của tác phẩm phù hợp với quan tâm của Munch vào thời điểm đó về các mối quan hệ, cuộc sống, cái chết và sự khiếp sợ.
Trên thực tế, Tiếng thét là một tác phẩm đơn giản đến kinh ngạc, nghệ sĩ sử dụng tối thiểu các hình thức để đạt được sự biểu đạt tối đa. Bức tranh bao gồm ba vùng chính: cây cầu, kéo dài một đường dốc từ khoảng cách giữa ở bên trái tranh để lấp đầy tiền cảnh; cảnh quan của bờ biển, hồ hoặc vịnh, và những ngọn đồi; và bầu trời với những đường uốn lượn cùng các tông màu cam, vàng, đỏ và xanh lam-xanh lục. Tiền cảnh và hậu cảnh hòa quyện vào nhau, những đường nét trữ tình của những ngọn đồi cũng gợn lên bầu trời. Những hình người hoàn toàn tách biệt khỏi cảnh quan này bởi cây cầu. Tuyến tính chặt chẽ của nó mang lại sự tương phản với hình dạng của cảnh quan và bầu trời. Hai hình người không mặt ở hậu cảnh góp phần vào độ chính xác về hình học của cây cầu, trong khi các đường mô tả thân, tay và đầu của nhân vật ở tiền cảnh cũng uốn lượn, áp đảo cảnh quan ở phía sau.
Do đó, nhân vật đang la hét có kết nối trực tiếp với thế giới tự nhiên, rõ ràng đây là ý định của Munch. Một đoạn trong nhật ký của Munch viết vào ngày 22 tháng 1 năm 1892 ở Nice, nêu lên nguồn cảm hứng cho cảnh tượng này khi ông hồi tưởng: “Tôi đang đi bộ dọc theo con đường với hai người bạn - mặt trời lặn - tôi cảm thấy sầu muộn - đột nhiên bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu. Tôi dừng lại, dựa vào lan can, mệt muốn chết - khi bầu trời rực lửa treo lên như máu và thanh gươm trên vịnh hẹp màu xanh đen cùng thành phố - Bạn bè tôi tiếp tục đi - Tôi đứng đó run rẩy vì lo lắng - và tôi cảm thấy một tiếng hét vô tận xé qua khung cảnh tự nhiên.” Nhân vật trên cây cầu - có thể là biểu tượng của chính Munch - cảm thấy tiếng kêu của thiên nhiên, một âm thanh cảm nhận từ bên trong chứ không phải nghe bằng tai. Tuy nhiên, làm thế nào để cảm giác này có thể truyền đạt qua hình ảnh?
Ảnh: Today is Art Day
Cách tiếp cận của Munch đối với trải nghiệm về hội chứng synesthesia hay là sự kết hợp của các giác quan (ví dụ: niềm tin rằng một người có thể nếm được màu sắc hay ngửi thấy một nốt nhạc), dẫn đến việc mô tả trực quan âm thanh và cảm xúc. Như vậy, Tiếng thét là đại diện chủ chốt cho chủ nghĩa Tượng trưng cũng như một nguồn cảm hứng quan trọng cho phong trào Biểu hiện đầu thế kỷ XX. Các nghệ sĩ Tượng trưng từ nhiều nước khác nhau phải đối mặt với các câu hỏi liên quan đến bản chất của tính chủ quan và sự miêu tả bằng hình ảnh của nó. Như chính Munch đã viết trong cuốn sổ ghi chép về tầm nhìn chủ quan năm 1889: “Đó không phải là chiếc ghế được sơn màu mà là những gì con người cảm nhận được liên quan đến chiếc ghế đó.”
Kể từ lần đầu tiên Tiếng thét xuất hiện, nhiều nhà phê bình và học giả đã cố gắng xác định chính xác cảnh được mô tả, cũng như nguồn cảm hứng cho nhân vật đang la hét. Chẳng hạn, người ta khẳng định rằng màu sắc khắc nghiệt bất thường của bầu trời có thể là do bụi núi lửa từ vụ phun trào Krakatoa ở Indonesia, nơi đã tạo ra cảnh hoàng hôn ngoạn mục trên khắp thế giới trong nhiều tháng sau đó. Sự kiện này xảy ra vào năm 1883, 10 năm trước khi Munch vẽ phiên bản đầu tiên của Tiếng thét. Tuy nhiên, như nhật ký của Munch được viết ở miền nam nước Pháp nhưng lại nhớ lại một buổi tối bên vịnh hẹp ở Na Uy cũng chứng tỏ rằng bức tranh là một tác phẩm về cảm giác được ghi nhớ hơn là thực tế được nhận thức. Các nhà sử học nghệ thuật cũng đã ghi nhận sự tương đồng cùa hình vẽ này với một xác ướp Peru từng được trưng bày tại Hội chợ Thế giới ở Paris năm 1889 hoặc một xác ướp khác được trưng bày ở Florence. Mặc dù những sự kiện và đối tượng như vậy hợp lý về mặt hình ảnh nhưng tác động của tác phẩm đối với người xem không phụ thuộc vào sự quen thuộc của một người với danh sách các nguồn lịch sử, tự nhiên hoặc chính thống. Thay vào đó, Munch tìm cách thể hiện cảm xúc bên trong thông qua hình thức bên ngoài và do đó, cung cấp hình ảnh trực quan cho trải nghiệm chung của con người.
Theo Khan Academy, Ảnh bìa Thought Co