[Infographic] Cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông ở Việt Nam

Enzo Le
23/2/2020 9:2Phản hồi: 96
[Infographic] Cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông ở Việt Nam
Cần phải làm những gì khi xảy ra tai nạn giao thông? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những anh em chưa có kinh nghiệm xử lý vấn đề nhạy cảm này. Xử lý tình huống một cách hợp lý và khôn ngoan không những giúp bạn nhanh chóng vượt qua sự cố mà còn làm giảm những hệ lụy không đáng có sau này. Dưới đây là 10 bước xử lý cơ bản khi có sự cố tai nạn giao thông xảy ra. Mời anh em cùng tham khảo! 😃

tai_nan_giao_thong_1.jpg

1. Dừng xe, giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn

  • Cho xe dừng lại hoàn toàn
  • Cố gắng giữ vững tâm lý, kiềm chế cảm xúc, tránh kích động
  • Kiểm tra xem bản thân mình có bị thương hay không
  • Bước xuống xe, kiểm tra người cùng bị nạn với mình
  • Nhờ người xung quanh trợ giúp (nếu cần)
Cho dù bạn là người có lỗi hay không, bạn cũng nên kìm chế cảm xúc và giữ bình tĩnh ở mức tối đa, việc kích động không hề đem lại lợi ích gì mà chỉ làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp xấu nhất, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mình nếu như đối phương (hoặc người nhà của họ) cũng không kiềm chế như bạn.

Chú ý rằng tuyệt đối không lái xe đi luôn khi có va chạm xảy ra, cho dù bạn là người đi đúng và biết rõ vụ va chạm chỉ là nhẹ nhàng, để tránh bị truy cứu về sau. Nhưng trên hết là khi bạn đối diện với lương tâm của mình, nếu bạn là người bị người khác va chạm xong bỏ đi luôn, bạn cũng đâu vui vẻ gì đúng không? Phải có trách nhiệm với việc mình gây ra, anh em nhé!

tai_nan_giao_thong_2.jpg


2. Gọi 115 để điều xe cấp cứu đến hiện tường tai nạn

  • Xác định người bị nạn còn sống hay đã tử vong
  • Mô tả tình trạng của nạn nhân một cách chi tiết và rõ ràng
  • Cung cấp chính xác địa chỉ nơi xảy ra tai nạn để họ điều xe cấp cứu gần nhất
Gọi 115 phải là việc cần làm đầu tiên ngay sau khi bạn dừng hẳn xe lại nếu bạn phát hiện có người đã tử vong hoặc đang bị thương, mạng người là trên hết! Nhớ giữ bình tĩnh và cung cấp thông tin một cách rõ ràng, chi tiết để người nghe có thể hướng dẫn bạn xử lý bước tiếp theo.

tai_nan_giao_thong_3.gif

3. Gọi 113 để báo cho CSGT địa phương

  • Xác định rõ vị trí và địa chỉ nơi xảy ra tai nạn
  • Mô tả thông tin về vụ tai nạn một cách chi tiết, rõ ràng
  • Làm theo hướng dẫn của CSGT hoặc cơ quan công an (nếu có)
Tiếp theo, chúng ta phải báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý, để họ có thể đến nơi xảy ra tai nạn kịp thời, bảo vệ hiện trường và phân luồn giao thông để tránh ùn tắc hoặc va chạm không đáng có từ các phương tiện giao thông khác. Bạn vẫn phải giữ tâm lý ổn định và làm đúng theo yêu cầu của CSGT.

tai_nan_giao_thong_4.jpg

4. Sơ cứu người bị thương

  • Nếu đồng thời có người tử vong và người bị thương, nên ưu tiên việc sơ cứu người bị thương
  • Không di chuyển người bị thương ra khỏi vị trí tai nạn (nếu không bắt buộc)
  • Nếu buộc phải di chuyển người bị thương, tuyệt đối không xoay/vặn cổ và cột sống của nạn nhân
  • Dùng bất cứ thứ gì sẵn có để cầm máu cho nạn nhân (băng gạc, vải, thậm chí là quần áo...)
  • Phải vô cùng cẩn thận khi tác động đến những nơi bị gãy xương (tay, chân, đùi, sườn...)
  • Làm chính xác theo hướng dẫn của chuyên viên y tế (khi gọi cho 115)
Theo nguyên tắc thực dụng, người đã tử vong thì không thể cứu được nữa, bạn phải dành thời gian quý báu để cứu lấy mạng sống của người đang bị thương. Tuy nhiên, bạn phải nắm được những quy tắc cứu thương cơ bản để tránh làm tổn hại thêm đến người đang bị thương, đặc biệt là vùng cổ, cột sống, xương các loại...

Nếu thấy máu chảy quá nhiều thì bạn nên tìm cách cầm máu cho nạn nhân. Bản thân mình đề xuất anh em đang sở hữu xe (nhất là xe ô tô) nên luôn luôn mang theo một bộ đồ cứu thương cơ bản (First Aid Kit) khi ra đường. Bộ kit này bạn có thể tự ra nhà thuốc tây mua từng món rồi gom lại bỏ vô một cái hộp. Hoặc mua hẳn một bộ kit chuyên nghiệp nếu có điều kiện. Tới khi cần, những thứ này sẽ quý hơn vàng anh em ah! Cứu một mạng người còn hơn xây 7 tháp chùa, hãy sống một cách văn minh và nhân nghĩa.

tai_nan_giao_thong_6.jpg

Quảng cáo


5. Kiểm tra tình trạng xe

  • Tắt hẳn động cơ, tất cả thiết bị và hệ thống điện trên xe
  • Nếu có đám cháy hay khói bốc lên từ các bộ phận, dập tắt chúng ngay bằng bình chữa cháy hoặc bất cứ thứ gì sẵn có
  • Báo hiệu cho các phương tiện đang lưu thông trên đường để tránh va chạm
Khi xảy ra tai nạn giao thông, chiếc xe của bạn có thể có nguy cơ bị cháy nổ, rò rỉ nhiên liệu hoặc chập mạch ở đâu đó. Vì vậy, bạn cần phải tắt hẳn động cơ và tắt hết tất cả thiết bị điện trên xe. Nếu phát hiện có khói hoặc lửa, bạn phải dập chúng ngay lập tức bằng bất cứ thứ gì có sẵn. Mình cũng đề xuất anh em nên trang bị ít nhất một bình chữa cháy mini bên trong xe, búa cứu hộ, băng keo 3M... để sẵn bên trong xe. Khi gặp sự cố thì những thứ này sẽ vô cùng hữu ích. Anh em không nên tiếc tiền mua những cái này.

Bên cạnh đó, nếu như xe bạn gặp sự cố khi trời tối, ngay trên đường cao tốc, đường quốc lộ hoặc bất cứ nơi nào có các phương tiện lưu thông nhanh, việc cần làm trước tiên ngay khi bạn bước xuống xe là tìm mọi cách có thể để cảnh báo cho các phương tiện đang lưu thông thấy xe của bạn. Ví dụ như mở đèn hazard, dùng biển cảnh báo hình tam giác (cái này phải mua trước), cành cây, gạch đá, v.v...

tai_nan_giao_thong_5.jpg

6. Giữ nguyên hiện trường tai nạn

  • Giữ nguyên hiện trường tai nạn cho đến khi cơ quan chức năng có mặt (nếu là tai nạn nghiêm trọng)
  • Khi cần phải cứu người bị nạn mắc kẹt bên trong thì mới nên di chuyển xe
  • Nếu chỉ là va chạm nhẹ thì chụp ảnh vụ va chạm cẩn thận rồi di chuyển xe vào lề để tránh làm ách tắt giao thông
Nếu là va chạm nghiêm trọng, bạn tuyệt đối không được dời xe ra khỏi vị trí cuối cùng khi xe dừng hẳn (nếu dừng hẳn trong lề thì quá tốt) và phải chờ cơ quan chức năng đến ghi nhận và làm việc. Trường hợp bất khả kháng như dời xe để cứu nạn nhân thì bắt buộc phải dời, xong rồi cho xe về lại vị trí cũ. Còn nếu chỉ là va chạm nhẹ, anh em có thể chụp hình kỹ càng lại mọi góc và cho xe vào lề để tránh làm ùn tắc giao thông cũng như tránh va chạm có thể xảy ra tiếp theo.

tai_nan_giao_thong_7.jpg

7. Lưu lại nhân chứng và vật chứng

  • Cố gắng nhờ nhân chứng (nếu có) ở lại hiện trường tai nạn cho đến khi CSGT hoặc cơ quan công an có mặt
  • Nếu họ không thể ở lại thì nên xin các thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại... để tiện liên hệ về sau
  • Chụp ảnh hiện trường vụ tai nạn ở mọi góc độ có thể, càng chi tiết càng tốt
  • Lưu lại tên, địa chỉ, số điện thoại, loại xe, số bằng lái, số chứng nhận bảo hiểm của người có liên quan đến vụ tai nạn
  • Lưu lại bản sao biên bản tai nạn, tên, chức danh, địa chỉ, số điện thoại của cán bộ CSGT trực tiếp tiến hành kiểm tra và lập biên bản về vụ tai nạn
Trong trường hợp bạn gặp phải một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc vướng phải nhiều tình tiết rắc rối, nhân chứng và vật chứng tại hiện trường chính là cứu cánh duy nhất giúp bạn vượt qua khó khăn và tránh khỏi những hệ lụy liên đới sau này. Do đó, bạn phải bình tĩnh, sáng suốt và làm tất cả những gì có thể để giúp cho quá trình xử lý sau tai nạn trở nên thuận lợi hơn cho mình, tránh gặp phải những sự cố không đáng có.

Quảng cáo


Đầu tiên, nếu có nhân chứng nhìn thấy toàn bộ quá trình xảy ra tai nạn, bạn nên nhờ họ ở lại hiện trường cho đến khi người có thẩm quyền xử lý đến nơi và người đó sẽ là làm chứng cho bạn. Nếu không có ai là nhân chứng, bạn nên chủ động chụp ảnh hiện trường tai nạn, càng kỹ càng tốt, nhất là trong trường hợp bạn phải dời xe đi, vì một lý do bất khả kháng nào đó.

Ngoài ra, bạn nên lưu lại tất cả thông tin của người có liên quan đến tai nạn và cán bộ CSGT trực tiếp tiến hành kiểm tra và lập biên bản về vụ tai nạn để tiện liên lạc và xử lụ vụ việc sau này. Cẩn thận chẳng thừa đâu các bạn ah. Nhất là khi lúc đó tâm trạng của bạn đang hoang mang, rất dễ quên hoặc nhớ nhầm.

tai_nan_giao_thong_8.jpg

8. Thông báo cho công ty bảo hiểm

  • Gọi điện thoại cho công ty bảo hiểm ngay sau khi đã làm xong các bước trên
  • Làm theo hướng dẫn của họ để được bồi thường
  • Không nên tự thương lượng với người khác trước khi thông báo cho công ty bảo hiểm
Đây là một bước khá đơn giản, nhưng anh em cũng cần lưu ý là mình phải cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ mà bên công ty bảo hiểm yêu cầu. Do đó bước số 7 ở trên sẽ giúp ích rất nhiều lúc này. Bên cạnh đó, bạn không nên tự thương lượng với người va chạm với bạn trước khi nói chuyện với công ty bảo hiểm. Bạn chỉ nên đưa ra quyết định (thương lượng với bên kia hay không) sau khi nắm rõ các yêu cầu và quy tắc mà bên công ty bảo hiểm đã nêu ra. Anh em nhớ cẩn thận và sáng suốt nhé!

tai_nan_giao_thong_9.jpg

9. Kiểm tra lại sức khoẻ sau tai nạn

  • Dù cảm thấy bình thường và không bị trầy xước vẫn nên đi kiểm tra lại sức khoẻ
  • Có những chấn thương tiềm ẩn bên trong, chỉ phát ra triệu chứng sau một khoảng thời gian
  • Phát hiện sớm những chấn thương tiềm ẩn sẽ giúp ích cho việc chữa trị và bồi thường bảo hiểm
Thường thì sau một vụ va chạm giao thông, nếu thấy không đau nhức gì thì hầu hết anh em đều không làm gì cả. Tuy nhiên, có những chấn thương sẽ tiềm ẩn bên trong cơ thể và chỉ bộc phát sau một thời gian nhất định. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cũng như bảo vệ quyền lợi của mình (nếu anh em có mua bảo hiểm tai nạn và y tế), mình nghĩ anh em nên dành chút thời gian để đi khám ngay sau khi có va chạm hoặc tai nạn giao thông xảy ra. Mình biết rằng ai cũng bận bịu nhiều công việc, nhưng ở đây là sức khỏe và quyền lợi của bản thân, anh em nên đặt lên hàng đầu.

tai_nan_giao_thong_10.jpg

10. Hãy luôn lái xe an toàn nhất có thể

  • Nên mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc), bảo hiểm vật chất và bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe (tự nguyện) để được an tâm hơn mỗi khi lái xe ra đường
  • Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông
  • Lái xe cẩn thận, bình tĩnh, dứt khoát
  • Hãy luôn khiêm tốn và "nhường" tất cả xe khác, không nên "ăn thua đủ"
  • Nếu có điều kiện, nên trang bị camera hành trình trong xe để lưu lại bằng chứng
  • In ra và luôn để sẵn Infographic này trong xe (nếu bạn thấy nó hữu ích và cần tham khảo nó)
Sau tất cả, việc xử lý vấn đề sau khi tai nạn xảy ra chỉ là điều phải làm khi sự việc đã diễn ra rồi. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" - câu nói này luôn luôn đúng. Vì vậy, anh em hãy luôn lái xe một cách an toàn nhất có thể để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc va chạm xuống mức tối thiểu. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, lái xe cẩn thận, bình tĩnh, dứt khoát, khiêm tốn và luôn "nhường" người khác... đó chính là những kinh nghiệm mình "lĩnh hội" được trong quá trình sử dụng xe máyô tô.

Bên cạnh đó, nếu không gặp phải khó khăn lớn về tài chính, mình nghĩ anh em không nên tiếc tiền mua bảo hiểm vật chất và tai nạn cho người ngồi trên xe, để đầu óc của anh em không bị căng thẳng, luôn được thoải mái khi ra đường. Còn nếu có điều kiện hơn nữa, đặc biệt là các anh em dùng xe ô tô, nên trang bị cho mình một chiếc camera hành trình để có thể lưu lại bằng chứng có lợi cho mình, hay tích cực hơn là những kỷ niệm đẹp, những cuộc trò chuyện trên xe, những cảnh đẹp trên đường đi, v.v...

tai_nan_giao_thong_11.jpg

Dưới đây là Infographic tổng hợp lại tất cả những ý chính mình đã nói ở trên, được trình bày dưới dạng list rất dễ đọc. Nếu anh em nào cần thì có thể in ra và để sẵn trong xe, khi cần tham khảo thì sẽ có ngay. Nếu như mình là người gặp nạn, thú thật là mình cũng không thể đọc ra hết những điều này, mặc dù chúng đều do mình viết ra, tại vì tâm lý lúc đó của mình sẽ không thể bình tĩnh sáng suốt 100% được.

Chúc anh em luôn lái xe an toàn, bình an trên mọi nẻo đường! Cảm ơn anh em đã đọc đến dòng này! 😃



Nguồn ảnh VectorStock, Shieldagency
96 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

baoon1995
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có 1 lần thấy tai nạn em đã gọi 115...
Chị ấy bảo ko có xe, cũng chẳng cung cấp thông tin hay liên hệ cho bệnh viện gần nhất rồi cuộc gọi kết thúc, ng bị tai nạn thì vẫn đang ngắc ngoải, may có taxi đưa đi.
em cảm thấy chị đó ko có tác dụng lắm
No.1.new
ĐẠI BÀNG
4 năm
@baoon1995 Thường thì gọi 115 hoặc 113 không được thì tốt nhất nên nhờ người dân xin số liên hệ y tế địa phương và công an địa phương gần nhất có thể.
@baoon1995 còn mình thì trải nghiệm lần gọi 113. Anh ấy bảo gọi công an phường ấy, được cái cũng cho số rồi tắt máy. Từ đó mình mới biết 113 họ là lực lượng phản ứng chậm ^^
saju
ĐẠI BÀNG
4 năm
@baoon1995 Có lần mình gặp tai nạn trên xa lộ hà nội, đang gần ca q9, nên mình lao vào đó báo luôn, mấy a ca phán mình câu tỉnh bơ, qua ca phường mà báo, ở đây liên quan gì mà báo rồi cầm đt bấm tiếp. Mình hỏi ca phường ở đâu, mình chạy tới báo thì phường lại bảo gọi 113 chứ báo đây làm gì, gọi 113 xong lại đc bảo gọi cho ca phường. Thôi tới đây thì mình đ*ch lo ch bao đồng nữa, nn còn ko lo thì mình lo gì nổi nữa.
@saju Coi bộ anh em có quá nhiều trải nghiệm ko vui với 113 và 115 nhỉ... 😁
Hy vọng rằng nếu gặp phải một vụ tai nạn nghiêm trọng, "Bạn" còn đủ khỏe mạnh để thực hiện được các bước như trên.
minh3ko
TÍCH CỰC
4 năm
Bằng B2 giờ thi giá sao vậy a e. Có a e nào tư vấn đc ko vâyh
@chaobeyeu 16tr cơ à bác @@ em mới nộp mấy ngày trước ở HN, có 11tr thôi bác. chi mà cao thế
chaobeyeu
TÍCH CỰC
4 năm
@Tungpt.vietnamairlines Nộp 11 xong còn vài phí nữa bác như lệ phí thi , phí sân bãi lúc chạy thử , giá 16 là trọn gói ra bằng
@xmaxspeedx Em mình mới đăng ký ít ngày trước, 10 triệu.
xmaxspeedx
TÍCH CỰC
4 năm
@VanNhatVina Vậy là ngon rồi! Mình mới đk tuần trước là 13tr nè!
Huy Mori
TÍCH CỰC
4 năm
Ngồi xuống làm ly bia rồi tính
@longphituyet Lao vào đấm nhau, hỏi "mày đi kiểu gì đấy" là cách phổ biến hiện nay hay thấy ngoài đường :p
@longphituyet Ở nơi nào đó là:
Đ** mẹ, mày biết bố mày là ai không? 😆)
aloso88
TÍCH CỰC
4 năm
Thông tin bổ ích
kêu tới bê mạc mẹ rồi
Đón xe ôm bỏ đi, nhẹ như abc thì thay đổi hiện trường, nặng như xyz thì đem người thế thân. Mình đang nói tình hình chung đó.
BT50
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết rất rất hay! Cảm ơn Mod đã chia sẻ!

Mình sẽ in ra cái infographic này và để sẵn trong xe, anh em cũng nên như vậy cho chắc, tới khi gặp nạn rồi đầu óc rối mù ko thể nhớ hết được đâu!
@BT50 Trong trường hợp xe bị cháy thì bạn có thể lôi nạn nhân ra khỏi xe .., còn bình thường nạn nhân bị thương thì bạn đừng cố gắng cấp cứu vif bạn có thể làm cho họ tổn thương nhiều hơn khi mình không biết gì về y khoa...
Ở nc ngoài bạn làm ơn nhưng sẽ mắc oán , nạn nhân sẽ kiện bạn khi họ bị tổn thương hơn vì sự sai lầm của bạn khi giúp họ ...Tốt nhất goi ngay cho các cơ quan cứu hộ..
Mod thí chủ quả thật là có tấm lòng bồ tát! Luôn đặt mạng người lên trên hết, mục nào cũng đầy tính nhân văn, đặc biệt là mục 2 và 4!

Bần tăng đa tạ Mod thí chủ đã dành tg viết bài rất chi tiết và hữu ích!
@Vô Danh Thần Tăng Đại sư quá khen, tại hạ sẽ cố gắng chia sẻ nhiều bài viết hơn nữa...
khoa318
CAO CẤP
4 năm
Cởi nón ra phang nhau 😆)
lenhdaica
ĐẠI BÀNG
4 năm
Các bác có ai gọi 113 và 115 khi tai nạn giao thông chưa, tôi bị 1 lần ở Nghi Lộc, Nghệ An, gọi 115 thì 30 phút không thấy xe đâu, phải gọi taxi để chuyển bệnh nhân đi, gọi 113 thì cho số công an Nghi Lộc để tự gọi, trả hiểu cái số 113 để làm gì nữa!!!
Các đầu sô 113, 114, 115 bạn không cần mã vùng, bạn đang đứng ở đâu (địa lý) thì nó sẽ tự chuyển về đó kể cả bạn gọi bằng di động.
lenhdaica
ĐẠI BÀNG
4 năm
@heobanhki Không phải không gọi được bạn ơi, mà cách sử lý của tổng đài 113 và 115
nnquangit
TÍCH CỰC
4 năm
@lenhdaica Đây nè đây là thực tế. Tui cũng thế HCM
Đóng cửa cho đối phương đứt ngón tay, đối phương tự bỏ chạy. Mới đọc báo thấy vậy 😃
Thông thường thì đơn vị đầu tiên tiếp cận tai nạn là công an địa phương, lực lượng dân quân, dân phòng do đó nên hỏi người dân địa phương hoặc nhờ họ báo dùm. Còn mục cấp cứu 115 thì bao phiền, đa số phải chuyển đi bằng phương tiện cá nhân, nhưng đó nhiều khi lại là hại người nếu không siw cứu đúng các nạn nhân bị chấn thương xương sống, gãy xương
TuanUK
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thông tin rất bổ ích, cám ơn chủ thớt nhiều
Bữa đi đường ở Q12 gặp một xe con và xe tải va chạm, không biết ai đúng ai sai mà thấy anh xe con cứ "biết bố mày là ai không", "bố mày bla bla" cuối cùng thì bị a xe tải đập cho một trận, kinh nghiệm rút ra thì dù đúng hay sai cũng nên bình tĩnh, dù mình đúng nhưng cũng đừng láo quá, bị đánh thì cũng không ai can đâu.
SVTRaptor
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nh0ktam01 Cái số 1 đã nói rõ rồi, phải giữ bình tĩnh trong mọi tình huống!
SVTRaptor
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết rất chi tiết và cực kỳ hữu ích với những ai đã, đang và sẽ cầm lái xe máy hay xe ô tô! Xin cảm ơn Mod, rất thích cách viết bài của bác! Đọc rất thấm!
byducanh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Lực lượng phản ứng nhanh 113, 115 ở các huyện xa trung tâm, miền núi làm gì có, hoặc có thì phản ứng rất chậm. Chỗ mình có người bị tai nạn thì toàn nhờ xe người dân xung quanh hoặc các xe trên đường giúp đỡ. Còn CA thì người dân liên hệ CA xã, nhẹ thì CA xã xử lý, nghiêm trọng thì bảo vệ hiện trường gọi CSGT đến, và rất lâu CSGT mới đến.
Khi bị tai nạn oto ở VN thì nhanh chóng lấy đứa 1 cây dao rồi chơi thôi =))
luukhai16
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thông tin hữu ích

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019