LG xác định xe điện là động lực tăng trưởng mới, bớt lệ thuộc vào đồ điện tử và hàng gia dụng
LG Electronics vốn là 1 nhà sản xuất đồ điện tử và hàng gia dụng nổi tiếng. Tuy nhiên, công ty gần đây đã rục rịch chuyển đổi mô hình kinh doanh, muốn thúc đẩy doanh thu từ hệ thống thông tin giải trí và phụ tùng linh kiện cho xe hơi để giảm lệ thuộc vào những ngành hàng truyền thống. CEO toàn cầu Wilian Cho trong 1 buổi phỏng vấn với truyền thông đã thông báo việc đó.
https://tinhte.vn/thread/lg-dang-muon-chuyen-sang-mo-hinh-quang-cao-va-thue-bao-de-tang-them-doanh-thu.3691994/
Trong bản kế hoạch tương lai vừa được trình bày, công ty ít nhắc tới đồ điện tử và hàng gia dụng, Thay vào đó, họ đặt mục tiêu nâng doanh thu từ việc bán phụ tùng linh kiện lên 17 tỷ USD vào năm 2030, tương ứng khoảng 20% trong tổng doanh thu. Ông Cho cho biết xe điện (EV) sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho họ, thông qua việc bán phụ tùng linh kiện.
Tuy nhiên, vị CEO Hàn Quốc khẳng định sẽ không tự sản xuất 1 chiếc xe điện như cách mà Sony đang làm. "Chúng tôi đang tập trung hết mình vào những thế mạnh vốn có" - ông Cho trả lời. Việc LG chỉ tập trung bán giải pháp cũng giống quyết định của Samsung - khi được truyền thông địa phương hỏi, người đồng hương này đã khẳng định không tham gia sản xuất xe điện.
LG Electronics vốn là 1 nhà sản xuất đồ điện tử và hàng gia dụng nổi tiếng. Tuy nhiên, công ty gần đây đã rục rịch chuyển đổi mô hình kinh doanh, muốn thúc đẩy doanh thu từ hệ thống thông tin giải trí và phụ tùng linh kiện cho xe hơi để giảm lệ thuộc vào những ngành hàng truyền thống. CEO toàn cầu Wilian Cho trong 1 buổi phỏng vấn với truyền thông đã thông báo việc đó.
https://tinhte.vn/thread/lg-dang-muon-chuyen-sang-mo-hinh-quang-cao-va-thue-bao-de-tang-them-doanh-thu.3691994/

LG đang muốn chuyển sang mô hình quảng cáo và thuê bao để tăng thêm doanh thu
LG Electronics vốn là một công ty phần cứng nhưng hiện đang có kế hoạch gia tăng thêm doanh thu, kiếm thêm tiền từ lượng người dùng của họ bằng các mô hình kinh doanh mới, trong đó có quảng cáo và thuê bao.
tinhte.vn
Trong bản kế hoạch tương lai vừa được trình bày, công ty ít nhắc tới đồ điện tử và hàng gia dụng, Thay vào đó, họ đặt mục tiêu nâng doanh thu từ việc bán phụ tùng linh kiện lên 17 tỷ USD vào năm 2030, tương ứng khoảng 20% trong tổng doanh thu. Ông Cho cho biết xe điện (EV) sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho họ, thông qua việc bán phụ tùng linh kiện.
Tuy nhiên, vị CEO Hàn Quốc khẳng định sẽ không tự sản xuất 1 chiếc xe điện như cách mà Sony đang làm. "Chúng tôi đang tập trung hết mình vào những thế mạnh vốn có" - ông Cho trả lời. Việc LG chỉ tập trung bán giải pháp cũng giống quyết định của Samsung - khi được truyền thông địa phương hỏi, người đồng hương này đã khẳng định không tham gia sản xuất xe điện.
Hiện tại, thách thức đặt ra cho vị CEO này rất lớn. Bởi LG đã lăn lộn ở thị trường điện tử tiêu dùng hàng chục năm. Nguồn thu từ đồ gia dụng và điện tử nghe nhìn đang chiếm hơn 1 nửa doanh số bán hàng của tập đoàn, chuyển đổi 1 tổ chức khổng lồ như vậy sang mô hình thiên về số hóa, điện khí hóa và dịch vụ phần mềm không đơn giản chút nào.
Để theo đuổi tham vọng này, họ dự định sẽ chi tiêu hàng chục tỷ USD cho tới năm 2030. Chiến lược dài hạn sẽ giúp LG đa dạng hóa lợi nhuận, bớt lệ thuộc vào các mặt hàng điện tử tiêu dùng ngốn nhiều vốn đầu tư trong khi tỉ suất lợi nhuận lại thấp. Chưa kể kết quả bán hàng mang tính thời vụ, phụ thuộc vào lịch trình ra sản phẩm mới và mùa mua sắm hàng năm, không bền vững.
Trong bối cảnh lạm phát leo thang, nhu cầu mua sắm xuống thấp, khách hàng thắt chặt chi tiêu, triển vọng kinh doanh điện tử tiêu dùng trở nên ảm đạm. Các nhà quan sát cho biết các hoạt động gắn với bán lẻ đang bị xem là không chắc chắn. Tình hình này trái ngược với kinh doanh giải pháp EV khi LG đang tích lũy số đơn hàng tồn trị giá 80 tỷ USD, đều là hợp đồng dài hạn.
Không chỉ vậy, môi trường kinh doanh còn bị xấu đi bởi nhiều nguyên nhân như căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung, chiến sự nóng bỏng ở châu Âu, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Trung Quốc mà tiêu biểu là Haier (hãng sản xuất đồ gia dụng lớn nhất thế giới). Tại thị trường tiêu thụ hàng điện tử và gia dụng lớn nhất thế giới, LG còn chịu tiêu cực bởi phong trào tẩy chay đồ Hàn.
Ông Cho cũng nhắc đến chiến lược đối phó với hàng tiêu dùng Trung Quốc, vốn đang tấn công họ từ gia dụng cho tới TV. Theo đó, LG muốn đảm bảo thống trị ở cả phân khúc giá rẻ lẫn cao cấp, bên cạnh việc tạo thêm thu nhập từ dịch vụ phần mềm. Điển hình là cấp phép nền tảng webOS ra bên ngoài và thúc đẩy các ứng dụng giải trí, sức khỏe, tin tức,... trên TV thông minh.
"Chúng tôi cần phải duy trì vị thế dẫn đầu ngành công nghiệp" - ông Cho nói.
https://tinhte.vn/thread/bao-han-lo-lang-cho-nganh-dien-tu-khi-samsung-va-lg-khong-dau-lai-cac-hang-trung-quoc.3714385

Báo Hàn lo lắng cho ngành điện tử khi Samsung và LG không đấu lại các hãng Trung Quốc | Viết bởi AmbitiousMan
Vừa qua, Business Korea đã lên 1 loạt bài viết bày tỏ lo ngại cho tương lai ngành điện tử nước này, dựa trên giá trị kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng bán dẫn, điện tử và màn hình bị suy giảm. Họ lo sợ ngành điện tử Hàn Quốc có thể mất khả năng…
tinhte.vn