Anh em liệu có bỏ lại hành lý khi phải sơ tán khẩn cấp khỏi máy bay?

bk9sw
1/7/2022 10:35Phản hồi: 77
Anh em liệu có bỏ lại hành lý khi phải sơ tán khẩn cấp khỏi máy bay?
Có một quy tắc cơ bản khi tiến hành sơ tán khẩn cấp trên máy bay đó là bỏ lại toàn bộ hành lý. Thế nhưng trong 2 sự cố hàng không gần đây, một vụ của Tibet Airlines tại sân bay Giang Bắc Trùng Khánh và gần nhất là RED Air tại sân bay Miami, hành khách tháo chạy khỏi máy bay đang bốc cháy với hành lý trên tay. Hành động này thường là tâm điểm chỉ trích trên các trang mạng xã hội và dù được nhắc nhở nhưng tại sao người ta vẫn quyết định lấy hành lý trong giây phút cận kề cái chết và tại sao chúng ta nên bỏ lại hành lý khi sơ tán khẩn cấp?

Trong tình huống phải sơ tán khẩn cấp, tiếp viên phải hướng dẫn hành khách theo các chỉ dẫn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong đó nêu rõ: "Việc hướng dẫn hành khách để lại đồ đạc của họ rất quan trọng vì hành lý được đưa đến cửa máy bay sẽ cản trở hoặc trì hoãn việc sơ tán, gây ùn ứ ở cuối đường trượt thoát hiểm."



Thông tin này được nhắc đến trong nhiều video hướng dẫn an toàn của các hãng hàng không cũng như thẻ hướng dẫn an toàn đặt trong túi ghế phía trước. Chẳng hạn như video hướng dẫn an toàn của British Airways, đầu bếp khó tính Gordon Ramsay đã nghiêm nghị nhắc nhở rằng "không được mang theo bất cứ thứ gì".

Cố lấy hành lý trong tình huống thoát hiểm khẩn cấp?


Hành động lấy hành lý khi thoát hiểm có thể khiến nhiều người phẫn nộ nhưng "nếu bạn không ở đó, bạn sẽ không thể biết trước được mình sẽ xử lý như thế nào, con người thường làm những điều kỳ quặc khi hoảng loạn," Jacob Steinberg - một phóng viên của tờ Guardian nhận định.

Tiến sĩ James Thompson - một thành viên của Hiệp hội tâm lý Anh đã đưa ra một số giải thích cho hành động này. Ông nói: "Khi máy bay dừng, mọi người tự động quan tâm đến hành lý của mình" và "sẽ cần có thời gian và nhận thức để biết được tình huống nguy hiểm".

"Lời khuyên ban đầu (của tiếp viên hàng không) là ngồi yên tại ghế" … "nhưng sau đó lời khuyên này trở nên khó hiểu bởi bạn đang được yêu cầu phải thoát ra khỏi chiếc máy bay. Như vậy, thông điệp ban đầu là phải ngồi yên, tiếp theo là phải bỏ chạy. Tuy nhiên, một khi bạn được yêu cầu bỏ chạy thì bạn sẽ cứ thế mà chạy mà không bận tâm đến tờ 100 bảng để quên."

Theo cách lý giải của Thompson thì có thể hình dung việc hành khách ưu tiên lấy hành lý, những đồ vật cá nhân thay vì tính mạng có vẻ như là một phản xạ tự nhiên. Đây cũng có thể là một hành vi xuất hiện khi bạn hoảng loạn hay chỉ đơn thuần là sự ích kỷ.

002 Hand luggage evacuate.jpg
John Goglia - một thành viên của Ủy ban an toàn vận tải quốc gia (NTSB) Hoa Kỳ nói rằng trong tình huống thoát hiểm khẩn cấp thì việc mang theo hành lý "không phải là ý tưởng hay" … "Một chiếc túi xách không thể nào quý giá bằng mạng sống." Điều gì thúc đẩy một số hành khách đặt hành lý lên trên tính mạng của mình? Goglia nói: "Đôi khi các hành khách nghĩ rằng vì họ có thời gian, phía trước vẫn đang chen chúc nên họ có thể gói ghém hành lý của mình."

Goglia nói vấn đề ở đây là lối đi giữa các hàng ghế của máy bay rất hẹp và lối đến cửa thoát hiểm bị bao vây bởi rất nhiều thứ như khu vực bếp, các vách ngăn cabin. Vì vậy hành lý có thể cản trở và khiến quá trình sơ tán trở nên kém hiệu quả. "Bạn có thể làm rơi hành lý, nó sẽ chặn hành khách phía sau bạn - những người cũng đang muốn thoát ra khỏi chiếc máy bay nhanh nhất có thể," Goglia nói.

Perry Flint - người đứng đầu bộ phận truyền thông của The Americas tại IATA cho biết: "Hành lý khi được vận chuyển ra cửa máy bay sẽ cản trở hoặc trì hoãn việc sơ tán và chất đống ở cuối đường trượt." Cựu giám đốc NTSB - Peter Goelz nói thêm rằng: "Trong tình huống bạn phải rời máy bay bằng cửa thoát hiểm trên cánh (2 cửa này nhỏ hơn so với cửa chính) thì gần như bạn không thể đưa chiếc vali lọt qua cửa này."

Goelz cho biết các tiếp viên hàng không mỗi khi được hỏi về các tình huống sơ tán khẩn cấp thì họ đều chia sẻ về rắc rối gặp phải với những người cố mang theo hành lý. Dù phi hành đoàn có hét to rằng "Phải bỏ lại hành lý" nhưng không phải hành khách nào cũng nghe theo dù họ được yêu cầu phải tuân theo. Cũng thật khó mà buộc học phải nghe theo bởi trong tình huống áp lực và ngàn cân treo sợi tóc, không phải ai cũng đủ bình tĩnh mà lắng nghe và làm theo hiệu lệnh của tiếp viên. Goelz nói: "Mọi người sẽ khó có thể nghĩ thông suốt. Trong tình huống căng thẳng cao độ như vậy thì mối ưu tiên của họ có thể bị lệch."

Quảng cáo



Tầm quan trọng của việc bỏ lại hành lý



Trong tình huống nguy cấp, chẳng hạn như vụ của RED Air vừa xảy ra hồi tuần trước, chiếc MD-82 gãy càng hạ cánh, lao ra khỏi đường băng và bốc cháy, chỉ vài giây sau khi máy bay dừng hẳn thì các cửa thoát hiểm được mở, đường trượt (cầu phao) được bung và hành khách khẩn trương rời máy bay. Một đoạn video quay bên trong máy bay bởi một hành khách cho thấy nhiều người đã mang theo hành lý khi nhảy xuống cầu phao thoát hiểm. Một số hành lý bị ùn ứ lại tại cuối đường trượt. Chiếc máy bay này đã gãy càng hạ cánh nên đường trượt không quá dốc nhưng trong kịch bản máy bay không gãy càng, khoảng cách từ cửa máy bay xuống mặt đất vào khoảng 4 m thì bạn hoàn toàn có thể bị thương nếu rơi khỏi đường trượt hoặc va phải hành lý ùn bên dưới. Việc mang theo hành lý xách tay sẽ khiến hoạt động sơ tán khẩn cấp này chậm đi bởi bạn sẽ không thể trượt nếu đường trượt đầy hành lý. Ngoài việc bỏ lại hành lý, bạn cũng sẽ được yêu cầu phải tháo bỏ giày cao gót bởi giày cao gót có thể làm thủng đường trượt (vốn là đệm bơm hơi) và bạn cũng có thể bị thương nếu tiếp đất trên đôi giày cao gót.


Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) yêu cầu việc sơ tán đối với hành khách trên máy bay thương mại phải hoàn tất trong vòng chưa đầy 90 giây và chỉ sử dụng một nửa số cửa thoát hiểm. Như video trên là một thử nghiệm sơ tán khẩn cấp trên Airbus A380: 873 người phải sơ tán nhanh nhất có thể nhưng chỉ sử dụng một nửa số cửa thoát hiểm (8/16 cửa). Toàn bộ đã thoát khỏi máy bay trong 1 phút 17 giây. Sơ tán chậm trễ khiến thảm kịch lớn hơn có thể xảy ra, trong quá khứ:


Năm 1991, một chiếc Boeing 737 của USAir khi đang hạ cánh đã va chạm với một chiếc máy bay cánh quạt nhỏ hơn là Metroliner của hãng hàng không SkyWest Airlines trên đường băng tại sân bay quốc tế Los Angeles. Tất cả 12 người trên chiếc Metroliner bị đè nát và chết ngay tại chỗ, chiếc Boeing 737 của USAir trượt theo đường băng, lao sang trái rồi tông vào trạm cứu hỏa sân bay. Trên chiếc Boeing 737 có 89 người bao gồm phi hành đoàn nhưng chỉ 23 người sống sót. Các nhà điều tra sau đó phát hiện ra rằng có 17 người đã rời khỏi ghế nhưng họ không thể thoát ra khỏi máy bay và chết do ngạt khói vì đám cháy từ nhiên liệu rò rỉ. Phần lớn người sống sót rời khỏi máy bay qua cửa thoát hiểm trên cánh phải bởi các cửa còn lại phần bị kẹt do tác động va chạm, phần không thể mở được do bên ngoài có cháy. Quá trình sơ tán bị trì hoãn khiến những người này phải chờ đến lượt để thoát ra ngoài qua cửa thoát hiểm trên cánh nhưng không kịp.

Quảng cáo


Rehan Quereshi on Twitter: "Evacuation video of #Emirates #EK521 from crash landing #Dubai #Airport this afternoon. Brave #CabinCrew https://t.co/kEZuFh2aa6" / Twitter

Tương tự vào năm 2016, chuyến bay EK521 của Emirates cũng đã hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Dubai. Chiếc Boeing 777 chở 282 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn đã trượt khỏi đường băng sau khi phi công cố hủy bỏ hạ cánh và go-around. Video trên ghi lại cảnh tượng hỗn loạn bên trong chiếc 777 khi nhiều người vẫn cố lấy hành lý xách tay trong ngăn hành lý phía trên, mặc cho nhiều người đang nóng lòng muốn thoát khỏi chiếc máy bay đang cháy. 9 phút sau khi máy bay dừng hẳn, thùng nhiên liệu phát nổ làm 1 nhân viên cứu hỏa thiệt mạng và 23 người trên máy bay chưa thoát ra kịp bị thương trong đó có cơ trưởng và tiếp viên trưởng. Dù vậy, 300 người trên máy bay gồm hành khách và phi hành đoàn vẫn sống sót thần kỳ.


Năm 2019, một chiếc Sukhoi Superjet 100 của Aeroflot đã bốc cháy tại sân bay quốc tế Sheremetyevo ở Moscow. Chiếc máy bay này khi đang giảm độ cao hạ cánh xuống sân bay thì bị sét đánh, máy bay mất điện, hệ thống bay điện tử tắt ngóm, phi hành đoàn đã cố hạ cánh máy bay khiến nó đáp nẩy nhiều lần trên đường băng. Sau cùng càng hạ cánh chính sập xuống, chiếc máy bay trượt ra khỏi đường băng và dừng lại nhưng thùng nhiên liệu đã rò khiến lửa cháy dữ dội. Dù đường trượt thoát hiểm đã được mở ra ngay sau đó và nhiều người tháo chạy khỏi chiếc máy bay nhưng 41 trong số 78 người trên máy bay thiệt mạng, đa phần chết vì hít phải khói và bỏng nặng. Số thương vong có thể đã giảm nếu các hành khách trên chuyến bay 1492 của Aeroflot có thể thoát hiểm nhanh hơn, nhất là các hành khách ngồi ở phần đuôi máy bay.

Nếu bỏ lại hành lý, số phận của chúng sẽ đi về đâu?


002 Luggage back.jpg
Carl Bazarian - hành khách trên chuyến bay 1549 của US Airways nhận lại hành lý của mình sau 4 tháng dù nhiều thứ trong số đó đã hỏng.

Trong hầu hết các trường hợp, hàng hàng không sẽ trả lại hành lý cho bạn nhưng chỉ sau khi hoạt động điều tra hiện trường của các đơn vị chức năng kết thúc. Chẳng hạn như cú hạ cánh thần kỳ của US Airways 1549 trên sông Hudson năm 2009, 150 hành khách thoát chết đã nhận lại hành lý của mình sau 4 tháng. Số hành lý này không chỉ được thu hồi từ chiếc Airbus A320 mà còn được phân loại, làm sạch và đóng gói kỹ càng, gởi cho từng người một. Hoạt động thu hồi này được chi trả bởi bảo hiểm của US Airways dù hãng hàng không này không có nghĩa vụ phải thực hiện. Trong tình huống máy bay gặp tai nạn chết người thì theo đạo luật về hỗ trợ gia đình nạn nhân sau thảm kịch hàng không (ADFAA) thì các hãng hàng không liên quan sẽ phải trả lại đồ đạc của nạn nhân cho gia đình họ. Do vụ tai nạn của chuyến bay 1549 không có ai thiệt mạng nên luật này không được áp dụng.

Vậy chúng ta phải làm gì trong tình huống sơ tán khẩn cấp?


002 Air Safety Instruction.jpg
  • Tuân thủ tất cả chỉ thị của phi hành đoàn
  • Ngồi yên tại ghế, cài dây an toàn cho đến khi được hướng dẫn sơ tán
  • Giữ cho hàng ghế của mình thoáng (gập bàn ăn, không để hành lý dưới chân, trên bàn ăn …)
  • Để ý xung quanh (xác định lối ra gần nhất bằng cách đếm các hàng ghế vì khói hoặc bóng tôi có thể che khuất tầm nhìn)
  • Lắng nghe thông tin hướng dẫn an toàn tóm tắt từ phi hành đoàn và nên xem qua thẻ hướng dẫn an toàn đặt ở túi ghế trước bởi mỗi chiếc máy bay có thể có sự khác biệt lớn về khoang hành khách và lối ra
  • Luôn mang giày (tránh mang dép xỏ ngón bởi chúng dễ tuột khỏi chân cũng như giày cao gót có đế nhọn bởi nó có thể mắc vào đường trượt sơ tán)
  • Nếu đang đi cùng trẻ sơ sinh, hãy ôm trẻ trong lòng và nhảy xuống đường trượt thay vì ngồi xuống và trượt bởi theo một nghiên cứu của ICAO năm 2001, nhảy trượt sẽ giúp sơ tán nhanh hơn là ngồi ở đầu đường trượt rồi mới trượt xuống.

Tham khảo: The Guardian, USAToday
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bỏ lại thì chạy nhanh hơn và ko bị vướng chứ còn sao nữa
ky vo phong
ĐẠI BÀNG
2 năm
@toivaem986 Tùy tình hình, đồng ý là bỏ hành lý là nghĩ cho mình cho cả cộng đồng nữa. Nhưng lo cho người ai lo cho mình ? Tùy tình hình thôi, đi máy bay hay du lịch nên có 1 túi tréo hoặc đeo bụng chứa đồ đạc quan trọng đi theo người như giấy tờ điện thoại v.v...
@ky vo phong Hôm trc có vụ đi lao động nhật bỏ tiền vali bị mất hết luôn, ko bắt đền ai đc
@nospecial Link fb beat nó trôi bài r bác. Titok cũng nói
grozar
CAO CẤP
2 năm
Còn người còn của
@grozar Ôm mỗi cái thân thoát được là may lắm rồi!
Đơn giản trong giây phút cận kề cái chết, chúng ta nên bỏ của chạy lấy người. 👍

Vậy mà cũng ra 1 bài viết phân tích dài ngoằng. 😮‍💨😅
@-Mr.S- 😆 có khi lấy báo khác viết lại vài câu
Vấn đề là nhiều đứa nước đến chân mới nhảy. Nó tưởng máy bay chỉ cháy chỗ nào đó.
Lúc đó cần mạng cần gì của nữa
Rất có thể trong hành lý có cục sạc 5W và sợi cáp lightning. 2 thứ đó rất quan trọng.
@Team B Tội nghiệp, ám ảnh trong giấc mơ luôn. Bài không liên quan cũng lôi vào khịa cho bằng được! 😆
rungvang
TÍCH CỰC
2 năm
do máy bay làm lối đi bé quá nó thế, giờ cứ bỏ hàng ghế, làm lối to 2 người đi vừa là ngon ngay
@rungvang Bạn có thể mua ghế hạng thương gia, ngồi ngay đầu, được thoát hiểm đầu tiên luôn.
@rungvang vé cũng lên gấp đôi, bạn chịu ko ?
Ai cũng bám lấy hành lý thì chạy nhanh thoát thân thế nào cho nổi.
snaptu
ĐẠI BÀNG
2 năm
Vấn đề này là logic đơn giản mà, vấn đề thực hiện ntn thôi
eleanor
ĐẠI BÀNG
2 năm
Đã là khẩn cấp, có nguy hiểm tới tính mạng thì sống đã rồi tính sau, không kể là máy bay hay máy cày, trừ khi suy nghĩ không bình thường hoặc có vấn đề gì đó! Mai mốt làm bài phân tích tại sao có người vẫn cố mang theo hành lý thoát thân để rồi xách hành lý xuống gặp anh Diêm Vương đẹp trai luôn cho đủ bộ! Ko có ý tưởng hay hơn thì làm luôn cho có đôi có cặp 🤣
vunt
TÍCH CỰC
2 năm
Nếu có sợi cáp lightning thì chắc có ai đó sẽ cố mà mở hành lý rồi lấy nó ra, xong mới chạy 🏃🏃🏃
lúc đấy thì bỏ thôi, còn sống còn kiếm lại được chứ tèo r cũng có đc cái j đâu
Chưa gặp tình huống này trực tiếp lần nào nhưng nếu đụng thì sẽ tuỳ cơ ứng biến 😎
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
nhanbkbd
ĐẠI BÀNG
2 năm
@@ ict nếu sự cố ko quá nghiêm trọng thì lấy sau được mà, cần phải cố lấy không ? 1 người cố lấy rồi những người khác cũng cố lấy, lúc đó thành sự cố nghiêm trọng luôn
@Lone hero Mấy thứ đó chắc luôn để bên người, khó mà để chỗ khác được, còn hành lý xách tay tuỳ độ quan trọng của các món đồ cũng như sự cồng kềnh mà có phương án xử lý khác nhau 🤓
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
@kixx Giấy tờ tuỳ thân thì luôn để bên người nhé chú, làm sao để chỗ khác được, thường A có thói quen xài túi bao tử nên mấy thứ đó cũng như điện thoại, bóp sẽ luôn bên người 😎
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
@ ict
TÍCH CỰC
2 năm
@nhanbkbd Sự cố nghiêm trọng như đang cháy nổ hay rơi xuống biển thì bỏ thôi lấy làm gì nữa
Chưa bao giờ gặp nên ứ biết. Nhưng tưởng tượng nếu gặp thì chạy cho nhanh, lấy làm quái gì nữa!
Câu nói bỏ của chạy chắc sai, viết bài dài ghê
Tính mạng con người là trên hết, bạn có thể mang theo hành lý và kịp thoát ra nhưng điều đó đã cướp đi cơ hội sống của người phía sau bạn, đáng lẽ họ đã sống nếu bạn ko cố lấy hành lý và lãng phí 30s hay thậm chí chỉ 10s, nếu có những thứ cực kì quan trọng ko thể bị mất thì luôn mang 1 túi nhỏ bỏ theo trong người là đủ rồi
Nếu cần Quần áo còn bỏ huống chi là hành lý
PingMD
CAO CẤP
2 năm
Hành lý của mình thì không có gì quan trọng, quần áo và các vật dụng linh tinh thì bỏ vô balo or vali để trên cabin nên không mang theo khi thoát hiểm, tiền và giấy tờ bỏ vào ví để túi quần nên không vướng víu gì, quan trọng nhất là banj đồng hành.
cuongdiem
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thà là bỏ đi hết ta làm lại từ đầu! Lên mái bai là giày không bao giờ rời khỏi chân nữa là

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019